Từ bao đời nay người nông dân nước ta đều coi món thịt chuột đồng là món ăn ngon và hấp dẫn. Với anh cả miền Bắc, chuột được chế biến thành đủ các món giả cầy luộc chín xé phay, rán vàng chuột nướng, chuột nấu đông...
Món nào cũng thơm cũng ngon. Riêng anh hai xứ Nam Bộ chẳng chịu kém miếng, chuột đồng rô ti, chuột lá lốt, chuột cuốn... Đặc biệt nhất là món ''chuột khìa nước dừa'', ăn thì ngon tuyệt. Chẳng ai tin từ con vật mà các chị em sống ở thành thị nhìn thấy đã rợn người, có thể chế biến được những 36 món ăn hấp dẫn và ngon đến vậy. Âu đó cũng là điều lạ ở xứ ta.
Món nào cũng thơm cũng ngon. Riêng anh hai xứ Nam Bộ chẳng chịu kém miếng, chuột đồng rô ti, chuột lá lốt, chuột cuốn... Đặc biệt nhất là món ''chuột khìa nước dừa'', ăn thì ngon tuyệt. Chẳng ai tin từ con vật mà các chị em sống ở thành thị nhìn thấy đã rợn người, có thể chế biến được những 36 món ăn hấp dẫn và ngon đến vậy. Âu đó cũng là điều lạ ở xứ ta.
Bữa thịt chuột nhớ đời
Sau dăm bảy lần hẹn gặp, tôi mới về nhà ông Hậu – “vua diệt chuột” ở xứ Đoài (Hà Tây). Vừa vào tới sân đã thấy vợ ông lễ mễ mang một rổ lông chuột đi đổ. Tôi ước tính có đến vài trăm con chuột đã “cống hiến'' bộ lông mượt vào đó. Ông Hậu ra đón khách, vồn vã nói: ''Từng đó đã mần gì hả chú. Từ đầu vụ tới giờ, tớ đã khai tử hai nghìn con chuột''. ''Bác nói thế nào chứ! Ai dám mua cái món thịt chuột của nợ này'', tôi vặc lại. Ông Hậu cười lớn: ''Chuột tớ bắt mang bán tận thủ đô Hà Nội. Có bao nhiêu tư thương lấy hết bấy nhiêu''. Nói xong, ông lôi tôi ra tận cái lồng bắt nhốt hơn trăm con chuột, chúng đang cắn nhau chí chóe. ''Tí nữa tôi sẽ đãi cậu vài món thịt chuột, ăn cho sướng đời, nói là ông bắt tay vào làm. Ông chọn mấy chú chuột lông vàng ươm to nhất lồng, rồi gọi bà vợ mang nồi nước sôi ùng ục ra góc sân. Ông bỏ một ít vôi vào nồi nước, nhúng chuột rồi vặt lông. Sau đó ông mổ chuột, cắt đầu và 4 chân, moi hết nội tạng, chỉ giữ lại đôi lá gan. Thoáng một cái, hơn chục con chuột trắng ngần như làn da của thiếu nữ đang độ xuân thì, được bày trên rổ. Ông Hậu cho ít hành khô vào chảo phi mỡ, rồi rán gan chuột. Tiếng mỡ rán kêu xèo xèo, mùi gan chuột chín, quyện với mùi hành khô bay lên thơm điếc mũi, khiến mấy ông hàng xóm ứa nước miếng, đứng ra trước cổng chửi đổng một câu cho bõ tức: ''Nhà thằng nào rán gì mà thơm thế''. Đĩa gan chuột vàng rộp, bốc hơi nghi ngút được vợ ông mang lên mời khách. Ông mở tủ lấy bình rượu nếp nút lá chuối đã hạ thổ trăm ngày ngâm với 365 loại lá mọc trên núi đá Tủa Chùa (Điện Biên) rót ra 2 cái chén hạt mít mời khách. Nhấp chén rượu thơm nứt chai, gắp miếng gan chuột thơm lừng, chấm với nước mắm pha gừng, cho thêm tí ớt, tí giấm, với cọng hành tươi, rồi từ từ đưa vào miệng, nhai chầm chậm mà thường thức cái tinh túy của trời đất ban tặng. Uống đến chén rượu thứ hai mặt ông Hậu đã đỏ như cổ gà chọi. Ông cao hứng kể, đến người quyền bính như bà Tây Thái Hậu dưới triều Mãn Thanh ở bên Trung Hoa còn dùng món Sâm Thử (chuột sẫm) đãi 8 đại sứ các nước Âu, Mỹ nữa là. Để làm món ăn Sâm Thử, người ta bắt những con chuột bao tử mới sinh. Chúng được cho vào lồng kính và được nuôi bằng sâm hảo hạng. Khi đẻ ra con, người ta bắt ngay những con mới sinh ấy và lại nuôi bằng chế độ như vậy. Cứ thế qua ba đời, con chuột bao tử của đời thứ ba được gọi là món Sâm Thử. Sâm Thử phải ăn sống. Bắt con chuột bao tử còn đỏ hon hỏn đặt trên một chiếc đĩa sứ trắng. Người ăn cầm nĩa xiên thẳng vào con chuột, rồi cho vào miệng nhai chậm rãi như thể đang tận hưởng hết cái tinh túy, cái hương hoa của đất trời lắng đọng trong mình con chuột.
Câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng khi vợ ông mang lên đĩa thịt chuột luộc, phía trên rắc mấy cọng lá chanh. Ông bảo: ''Món này ăn ngon miễn chê! Chuột luộc xong, được bọc lá chanh, ép cho khô nước''. Ông Hậu đưa tay xé bay cái đùi dưới của con chuột, miếng thịt chuột còn dính lủng lẳng tỏa ra một mùi thơm thật dễ chịu, khiến tôi ứa nước miếng. Chỉ vài cái xé phay của ông, cộng đôi chén rượu, con chuột luộc to bằng cổ chân đã đi bay. Cái lão nông tri điền này thật lắm chuyện và cũng thông thạo sách vở chẳng kém ai. Ông cao hứng kể tiếp, món Sâm Thử bổ như thế nào thì chưa rõ, riêng nước Việt ta, trong sách Hải Thượng Lãn Ông có viết rằng: ''Dùng thịt chuột loại chuyên sống trên cây để trị chứng ngã gãy xương hay bị bầm dập; bỏ chuột vào nồi đất đậy kín (không cho nước), thiêu thành tro, lấy tro hòa với nước uống hết bệnh suyễn. Có người uống cả con, bằng cách nuốt. Chuột con dùng làm thuốc trị bỏng: bỏ chuột vào nồi đất thiêu như trên, lấy tro hòa với vaselin bôi lên vết bỏng. Các cụ thường bắt ổ chuột con mới sinh còn đỏ hỏn, ngâm rượu uống, trị bệnh nói ngọng”.
Sống ở đời ăn miếng thịt chuột
Chia tay lão nông xứ Đoài vui tính và hiếu khách trong một chiều đông, cái dư vị thịt chuột vẫn còn phảng phất thật khó quên. Lại nhớ đến chuyện dân nhậu ở miền Nam cũng rất sành ăn thịt chuột. Chuột được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và lạ như: chuột khìa nước dừa, chuột rô ti, chuột ''om” nồi đất, chuột xé phay, chuột nướng... Trong đó, ngon nhất phải kể đến là món ''chuột khìa nước dừa”: chuột lột da rồi khoét một lỗ nhỏ dưới bụng, móc hết ruột ra. Sau đó, trộn hành tỏi, ngũ vị hương, đường, muối, bột ngọt đem dồn vào bụng chuột, chiên cho vàng rồi vớt ra sắp vào cái soong có lớp lang. Dùng nước dừa đổ vào ngập chuột, bắc lên bếp để lửa liu riu, đến khi nước sắc lại còn sền sệt thì đổ nước cốt dừa vào; chụm lửa cho sôi lại, rồi nhắc xuống, rắc đậu phộng rang lên. Khi ăn, có hai cách: Sắp cải xà lách, rau thơm, cà chua ra đĩa, gắp chuột để lên trên. Hoặc múc ra bát chấm với muối, chanh, tiêu hay nước ước chấm tỏi, ớt. Vào Nam Bộ, chỉ những khách quý mới được mời thường thức món ăn lạ, “đậm chất quê hương” này.
Nếu ai là người sành ăn, hẳn khi thưởng thức sẽ nhận ra được sự khác biệt giữa món thịt chuột miền Nam và miền Bắc. Ở miền Nam xứ nóng nên chuột không béo, không ngậy như miền Bắc. Khi gió thu se se lạnh, bà con nông dân miền Bắc thu hoạch xong lúa mùa cũng là mùa săn chuột đồng bắt đầu. Những chú chuột đồng lông vàng mượt, béo nung núc đang trong giai đoạn tích mỡ mà thịt thì ngon tuyệt. Chuột đồng được chế biến nhiều món khác nhau như: chuột nấu giả cầy, chuột nấu đông, chuột nướng... Thưởng thức mỗi món có hương vị thơm, ngon khác nhau. Nhưng sống ở đời ai đã từng được đi bắt chuột đồng rồi nướng chuột ở ngoài đồng, hẳn sẽ không thể quên được. Chuột được mang ra lột, làm sạch ruột, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên đống than đỏ rực. Đến khi lửa bén, mỡ chuột chảy xèo xèo, mùi thơm thật ấn tượng. Khi chuột gần chín rắc thêm vài hạt muối, vài tép sả băm nhuyễn rang rào rào với ít mật ong tưới lên trên, mùi sả rang thơm nồng nàn cộng với mùi thịt chuột nướng ngào ngạt cứ ''khủng bố” cái mũi của nhau. Chuột nướng xong vàng ươm. Ngồi giữa nơi hương đồng gió nội mà thưởng thức chuột nướng, khiến thực khách ăn một lại muốn ăn hai, ăn hai lại muốn ăn ba. Khi ăn, mỗi người cầm nguyên con chuột nướng còn nóng hổi, dùng tay xé, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, chuối chát chấm muối sả thì miễn chê. Ngồi sát đống lửa cho đỡ lạnh, khách vừa ăn, vừa thưởng thức cái hương vị thơm lừng, mùi cay cay của rau răm, vị chua của xoài, vị chát của chuối càng làm cho ''bữa tiệc đồng quê'' thêm thi vị.
Nếu ai là người sành ăn, hẳn khi thưởng thức sẽ nhận ra được sự khác biệt giữa món thịt chuột miền Nam và miền Bắc. Ở miền Nam xứ nóng nên chuột không béo, không ngậy như miền Bắc. Khi gió thu se se lạnh, bà con nông dân miền Bắc thu hoạch xong lúa mùa cũng là mùa săn chuột đồng bắt đầu. Những chú chuột đồng lông vàng mượt, béo nung núc đang trong giai đoạn tích mỡ mà thịt thì ngon tuyệt. Chuột đồng được chế biến nhiều món khác nhau như: chuột nấu giả cầy, chuột nấu đông, chuột nướng... Thưởng thức mỗi món có hương vị thơm, ngon khác nhau. Nhưng sống ở đời ai đã từng được đi bắt chuột đồng rồi nướng chuột ở ngoài đồng, hẳn sẽ không thể quên được. Chuột được mang ra lột, làm sạch ruột, ướp với muối hột, kẹp vào thanh tre nướng trên đống than đỏ rực. Đến khi lửa bén, mỡ chuột chảy xèo xèo, mùi thơm thật ấn tượng. Khi chuột gần chín rắc thêm vài hạt muối, vài tép sả băm nhuyễn rang rào rào với ít mật ong tưới lên trên, mùi sả rang thơm nồng nàn cộng với mùi thịt chuột nướng ngào ngạt cứ ''khủng bố” cái mũi của nhau. Chuột nướng xong vàng ươm. Ngồi giữa nơi hương đồng gió nội mà thưởng thức chuột nướng, khiến thực khách ăn một lại muốn ăn hai, ăn hai lại muốn ăn ba. Khi ăn, mỗi người cầm nguyên con chuột nướng còn nóng hổi, dùng tay xé, kẹp chung với các món rau răm, rau thơm, khế, chuối chát chấm muối sả thì miễn chê. Ngồi sát đống lửa cho đỡ lạnh, khách vừa ăn, vừa thưởng thức cái hương vị thơm lừng, mùi cay cay của rau răm, vị chua của xoài, vị chát của chuối càng làm cho ''bữa tiệc đồng quê'' thêm thi vị.
Một điều không thể không nhắc tới khi thưởng thức thịt chuột là ở xứ Bắc nhiều vùng quê như Từ Sơn (Bắc Ninh), Thạnh Thất, Hoài Đức (Hà Tây) từ bao đời nay đã có cái thú ăn cỗ phải có thịt chuột. Trong các mâm cỗ, dù có cao sang đến mấy thịt chuột luôn là món được chú ý hơn cả. Nếu chẳng may thân chủ nào làm cỗ đãi khách mà thiếu món thịt chuột, nhiều cụ dỗi không tới dự. Theo các cụ cao niên trong làng Đình Bảng kể lại, thịt chuột đồng rất sạch, nếu biết cách chế biến nó thơm ngon chẳng kém gì thịt gà...
Theo Xuân Tuấn (Thế giới Phụ nữ)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire