(Dân trí) - Đến làng hoa Gò Vấp rực rỡ, nổi danh xưa kia, giờ chỉ thấy người-nhà-xe chen chúc nhau trên những con đường nhựa phẳng lì. Người yêu hoa, yêu cái đẹp của Sài thành chỉ còn biết thở dài luyến tiếc một “hồn xưa, dấu cũ”.
Đất hoa xưa, giờ chỉ thấy toàn rau xanh.
Một thời vang bóng…
Trước đây, cứ mỗi độ xuân về, người người từ khắp các phố phường nhộn nhịp cho đến hang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn lại nô nức rủ nhau về làng hoa Gò Vấp. Cả một làng hoa rộng hàng ngàn héc ta tấp nập, rôm rả tiếng nói cười, bán mua, tạo nên một quang cảnh đón xuân rất đặc trưng ở Sài Gòn.
Sắc áo, màu trời hòa với những vạt màu vàng tươi của hoa mai và hướng dương, xen lẫn trong màu hồng phấn của những chậu móng tay, màu đỏ thắm của thược dược cùng vô vàn những màu hoa thắm khác như mãn đình hồng, sống đời, mào gà, vạn thọ, đồng tiền…
Đặc biệt, vùng đất phương Nam nắng ấm này vô cùng thích hợp cho loài hoa cúc sinh sôi nảy nở. Bởi thế, ai đi xa vẫn nhớ Sài Gòn da diết với những thảm màu vàng rực của vô vàn loài cúc: cúc Hà Nội, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc Tây, cúc Nhật, cúc dại… gắn với làng hoa Gò Vấp lâu đời.
Ngày ấy ở Gò Vấp, người người trồng hoa, nhà nhà trồng hoa nên cứ mỗi dịp cuối năm người trong làng già trẻ lớn bé lại rủ nhau ra vườn hăng say bón phân, tỉa cành, chăm sóc tỉ mỉ để mong hoa nở đúng ngày, đúng vụ. Đám trẻ con lon ton theo người lớn vừa bắt sâu, lặt lá vàng vừa tíu tít hỏi đủ thứ chuyện về năm hết Tết đến, về đủ thứ phong tục mừng ngày đầu năm. Còn các ông già bà cả thì rì rầm kể cho đám cháu những chuyện về Tết cổ truyền và dạy cho lũ con lớn trong nhà về kinh nghiệm trồng hoa.
Khắp làng trên xóm dưới, đi đâu người ta cũng chỉ cười nói với nhau về nắng, về gió, về khí lạnh, khí ấm, về ngày, về tháng và về những kinh nghiệm trồng hoa lâu năm của ông bà truyền lại. Vẻ mặt ai cũng thoáng vương những nét âu lo nhưng không giấu được niềm tự hào khi nghĩ đến cái ngày nụ bung hoa. Không khí trong làng trở nên ấm cúng, thân thiện và nhộn nhịp khác thường.
Làng hoa Gò Vấp vốn đẹp đẽ và nên thơ là thế, nay không còn nữa. Những “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” ấy nay chỉ còn đọng trong ký ức những người hoài cổ. Hôm chúng tôi về thăm, làng hoa nổi danh một thời đã bị nhịp sống đô thị “nhấn chìm tan tác”, nhường chỗ cho phố phường hiện đại.
Ông Võ Văn Chánh một nghệ nhân trồng hoa lâu năm rầu rĩ: “Đất trồng hoa cứ ngày càng thu hẹp một cách chóng mặt, mới năm nào cả vùng còn bạt ngàn lá hoa thì nay diện tích trồng hoa chỉ còn chưa đến một trăm héc ta với khoảng chừng vài chục hộ bám nghề”.
Đô thị hóa diễn ra quá nhanh, đất làng hoa đã chuyển thành đất định cư cho rất nhiều hộ gia đình từ phố thị dạt ra sau chiến dịch giải tỏa. Nhà cửa san sát mọc lên, kèm theo đó là tiệm ăn, quán nhậu, cửa hàng thời trang, trụ sở công ty… Nhìn nhà cửa khang trang, quán xá nhộn nhịp, chẳng biết nên buồn vì tiếc nhớ làng hoa hay nên vui vì mức sống người dân đang trên đà phát triển.
Trước đây, cứ mỗi độ xuân về, người người từ khắp các phố phường nhộn nhịp cho đến hang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn lại nô nức rủ nhau về làng hoa Gò Vấp. Cả một làng hoa rộng hàng ngàn héc ta tấp nập, rôm rả tiếng nói cười, bán mua, tạo nên một quang cảnh đón xuân rất đặc trưng ở Sài Gòn.
Sắc áo, màu trời hòa với những vạt màu vàng tươi của hoa mai và hướng dương, xen lẫn trong màu hồng phấn của những chậu móng tay, màu đỏ thắm của thược dược cùng vô vàn những màu hoa thắm khác như mãn đình hồng, sống đời, mào gà, vạn thọ, đồng tiền…
Đặc biệt, vùng đất phương Nam nắng ấm này vô cùng thích hợp cho loài hoa cúc sinh sôi nảy nở. Bởi thế, ai đi xa vẫn nhớ Sài Gòn da diết với những thảm màu vàng rực của vô vàn loài cúc: cúc Hà Nội, cúc mâm xôi, cúc đại đóa, cúc Tây, cúc Nhật, cúc dại… gắn với làng hoa Gò Vấp lâu đời.
Ngày ấy ở Gò Vấp, người người trồng hoa, nhà nhà trồng hoa nên cứ mỗi dịp cuối năm người trong làng già trẻ lớn bé lại rủ nhau ra vườn hăng say bón phân, tỉa cành, chăm sóc tỉ mỉ để mong hoa nở đúng ngày, đúng vụ. Đám trẻ con lon ton theo người lớn vừa bắt sâu, lặt lá vàng vừa tíu tít hỏi đủ thứ chuyện về năm hết Tết đến, về đủ thứ phong tục mừng ngày đầu năm. Còn các ông già bà cả thì rì rầm kể cho đám cháu những chuyện về Tết cổ truyền và dạy cho lũ con lớn trong nhà về kinh nghiệm trồng hoa.
Khắp làng trên xóm dưới, đi đâu người ta cũng chỉ cười nói với nhau về nắng, về gió, về khí lạnh, khí ấm, về ngày, về tháng và về những kinh nghiệm trồng hoa lâu năm của ông bà truyền lại. Vẻ mặt ai cũng thoáng vương những nét âu lo nhưng không giấu được niềm tự hào khi nghĩ đến cái ngày nụ bung hoa. Không khí trong làng trở nên ấm cúng, thân thiện và nhộn nhịp khác thường.
Làng hoa Gò Vấp vốn đẹp đẽ và nên thơ là thế, nay không còn nữa. Những “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo” ấy nay chỉ còn đọng trong ký ức những người hoài cổ. Hôm chúng tôi về thăm, làng hoa nổi danh một thời đã bị nhịp sống đô thị “nhấn chìm tan tác”, nhường chỗ cho phố phường hiện đại.
Ông Võ Văn Chánh một nghệ nhân trồng hoa lâu năm rầu rĩ: “Đất trồng hoa cứ ngày càng thu hẹp một cách chóng mặt, mới năm nào cả vùng còn bạt ngàn lá hoa thì nay diện tích trồng hoa chỉ còn chưa đến một trăm héc ta với khoảng chừng vài chục hộ bám nghề”.
Đô thị hóa diễn ra quá nhanh, đất làng hoa đã chuyển thành đất định cư cho rất nhiều hộ gia đình từ phố thị dạt ra sau chiến dịch giải tỏa. Nhà cửa san sát mọc lên, kèm theo đó là tiệm ăn, quán nhậu, cửa hàng thời trang, trụ sở công ty… Nhìn nhà cửa khang trang, quán xá nhộn nhịp, chẳng biết nên buồn vì tiếc nhớ làng hoa hay nên vui vì mức sống người dân đang trên đà phát triển.
Một vài người trẻ yêu nghề, giữ lại mảnh đất nhỏ trồng cây cảnh.
Bà con ở làng hoa Gò Vấp đã chọn cách bán đất để có cơ hội hơn là bám mãi vào nghề trồng hoa nhiều bấp bênh. Bà Năm, một cư dân lâu năm ở Gò Vấp, thở dài não nề: “Đất chật, người đông, muốn hít thở không khí cũng phải tranh nhau từng chút chứ đừng nói đến trồng hoa”.
Chị Cúc, chủ một vườn hoa kiểng ở đường Lê Văn Thọ, tâm sự: “Việc bán đất đổi nghề cũng không phải hoàn toàn là lỗi của nông dân mà vì nghề trồng hoa quá bấp bênh. Tiền đầu tư trồng hoa cứ năm này tăng hơn năm trước, giá nhân công lên, xăng dầu lên, phân bón lên, chậu xi măng lên vùn vụt, nếu bám nghề riết chỉ biết… méo mặt trông hoa”.
Bao giờ cho đến… ngày xưa?
Hoa là một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao mà người mua lại ít khi tính toán đắn đo như khi mua các loại nông sản khác. Khi làng hoa Gò Vấp còn hưng thịnh, người Sài Gòn “xài” hoa không hết, chỉ khoảng 60% số lượng hoa ở Gò Vấp được tiêu thụ tại thành phố, số còn lại được chở đi các tỉnh lân cận.
Ngày nay, người thành phố chỉ biết thưởng thức hoa Hà Nội, Đà Lạt, Sa Đéc, Cái Mơn và cả nước ngoài đưa về. Cả một thị trường tiêu thụ hoa lớn đã bị chính người dân thành phố Hồ Chí Minh bỏ quên. Thiết nghĩ, việc định hướng cho nghề trồng hoa để phục vụ cho nhu cầu của thành phố Hồ Chí Minh, cũng như làm đẹp thêm cho thành phố và tăng thu nhập cho người nông dân là cần thiết.
Trong khi chờ Nhà nước có những biện pháp cụ thể định hướng cho nghề trồng hoa, nhiều người dân ở Gò Vấp tâm huyết với nghề cố giữ cho mình mảnh vườn nho nhỏ bên nhà và chuyển sang trồng kiểng.
Bây giờ, mỗi dịp Tết đến, người dân thành phố Hồ Chí Minh đã có thói quen rủ nhau về làng hoa Gò Vấp tìm mua những chậu kiểng đẹp.
Một mùa xuân nữa sắp về, trong không khí hân hoan đón chào năm mới, người dân thành phố lại tràn trề hy vọng về một vùng hoa kiểng “chính cống” của quê hương xứ sở mình.
Đức Nguyễn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire