TT - Một bộ phim vui nhộn về đề tài chuột nhân dịp tết năm Tý, lại "hoành tráng" cả về hình thức lẫn nội dung: nhất định đó phải là phim Ratatouille (*), vừa đoạt giải Quả Cầu vàng phim hoạt hình năm nay và nhiều hy vọng đoạt giải Oscar sắp tới.
Chuột Rémi và đầu bếp Linguini trong phim Ratatouille
Một chú chuột lắt, Rémi, bỗng dưng nhận ra mình có khả năng phận biệt mùi vị, từ đó biết ngon, dở, đổi tính "ăn chẳng cầu no». Bố cậu bèn sủ dụng cậu vào một công việc đúng chức năng: đánh hơi xem thức ăn có dính bả chuột không, đặng cứu làng cứu xóm khỏi họa diệt vong.
Do có dịp xem TV, nên cậu hay biết rằng trên cõi đời này có một đại đầu bếp tên là Auguste Gusteau (nói lái chữ Auguste thành Gusteau ). Rémi mê mẩn trước tiếng tăm của ông này và mơ trở thành một đại đầu bếp. Bất ngờ cậu bị sảy đàn, lạc đến Kinh Đô Anh Sáng Paris, ngay nhà hàng của ông Gusteau lúc còn sinh thời.
Trong khi đó, Linguini, con rơi của đầu bếp Gusteau lại chẳng biết gì về bếp núc. Táy máy tay chân., cậu suýt phá hỏng nồi súp thập cẩm ratatouille. May thay, chú chuột Rémy xuất hiện giúp chữa nối súp, thậm chí còn biến nó thành một tuyệt tác được một nhà phê bình khen "ngon lạ”. Bất ngờ "bị” nổi tiếng, cậu bèn bái chuột Rémy làm sư phụ. Từ đấy, vang danh Linguini. Đến tai nhà phê bình ẩm thực đệ nhất thiên hạ cùng hung cực ác Anton Ego. Nhờ chuột Rémi, Linguini không những tai qua nạn khỏi mà còn thành đạt.
Trong tiếng Pháp rat là chuột và ratatouille là tên của một món súp thập cẩm bình dân. Song, với đạo diễn kiêm biên kịch Brad Bird, thì đó chính là những tên tuổi của một cuộc "cách mạng" qua đó mọi giá trị đóng khuôn bị lật tùng phèo bởi những kẻ vốn bị xem là cùng đinh nhất, bằng những thứ bần hàn nhất.
Đạo diễn Brad Bird còn đưa người xem đến với một suy nghĩ làm nhẩy nhổm bất cứ ai bảo thủ: không ai là cùng đinh mãi được, ngược lại chẳng ai có thể quyền cao chức trọng mãi được chỉ nhờ… mang gien bố. Con của đại đầu bếp Gusteau ấy thế lại là con số không về nấu nướng ! Ngược lại, một con chuột lại còn hơn có sao thiên trù tại mệnh!
Làm người phải có chí tiến thủ. Khi Rémi bày tỏ giấc mơ của mình với cha cậu. Ông gạt phăng: "Hãy sống theo lẽ tự nhiên con à !". Cậu trả lời:" Tiến tới phía trước mới là lẽ tự nhiên bố ạ !". Biên kịch- đạo diễn Brad Bird thúc ý tưởng này đến tận cùng bằng câu động viên của Thái sư phụ Gusteau: "Ai cũng có thể nấu nướng được". Một tuyên ngôn "cơ hôi bình đẳng" vô cùng rõ rệt. Cậu đã nghe lời, tự cải số và ra khỏi cái chức "quan kiểm tra độc dược"mà cha cậu đã "sắm" cho cậu.
Tất nhiên, trong xã hội chuột ấy không thể thiếu cái sự đục khóet! Ây thế mà Remy dám khuyên cha:
- Sao lại ăn cắp, hả cha?
- Của đó thiên hạ không màng đến, ta lấy xài, sao gọi là ăn cắp?
Song cũng có lúc Rémy tán đồng sự ăn cắp, nhân danh tập thể hào phóng mời cả họ hàng nhà chuột đến "dọn" kho tàng nhà hàng cậu đang làm. Đến lúc này, Linguini mới lấy tính người trị tính thú, bảo Rémy:" Sao cậu lại đi ăn cắp? ". Để tiếp tục làm bạn của loài người, Rémy phải thôi ăn cắp. Cả họ nhà cậu nữa. Do lẽ đục khoét là thú tính của lòai chuột, chứ không phải của loài người.
Ngược lại, là người thì phải có tính người, mà cơ bản là trung thực, không nhận vơ công lao người khác. Linguini đã thành thật khai báo với các đồng nghiệp của mình rằng cậu chẳng biết nấu nướng gì ráo, tất cả nhờ con chuột.
Hình ảnh nhà phê bình ẩm thực Ego trong "tháp ngà” hình dáng tựa cỗ quan tài, bản thân vóc dáng giống một "thợ dặm" (đào huyệt), là một hình ảnh của những "kẻ sang, miệng có gang, có thép", phán ai được sống, thì sống, ai phải chết, thì chết. Ngay cả cái tên Ego này cũng là cả một bài học triết: làm sao vượt ngã, thắng cái ego "cái ta đây" của ta? Song, Ego cũng đã cho thấy một nhà phê bình chân chính là người biết nhìn nhận giá trị người khác.
Cuối cùng, trên hết tất cả: muốn là người, thì phải sống vì nhau. Cả chuột lẫn người.
Do có dịp xem TV, nên cậu hay biết rằng trên cõi đời này có một đại đầu bếp tên là Auguste Gusteau (nói lái chữ Auguste thành Gusteau ). Rémi mê mẩn trước tiếng tăm của ông này và mơ trở thành một đại đầu bếp. Bất ngờ cậu bị sảy đàn, lạc đến Kinh Đô Anh Sáng Paris, ngay nhà hàng của ông Gusteau lúc còn sinh thời.
Trong khi đó, Linguini, con rơi của đầu bếp Gusteau lại chẳng biết gì về bếp núc. Táy máy tay chân., cậu suýt phá hỏng nồi súp thập cẩm ratatouille. May thay, chú chuột Rémy xuất hiện giúp chữa nối súp, thậm chí còn biến nó thành một tuyệt tác được một nhà phê bình khen "ngon lạ”. Bất ngờ "bị” nổi tiếng, cậu bèn bái chuột Rémy làm sư phụ. Từ đấy, vang danh Linguini. Đến tai nhà phê bình ẩm thực đệ nhất thiên hạ cùng hung cực ác Anton Ego. Nhờ chuột Rémi, Linguini không những tai qua nạn khỏi mà còn thành đạt.
Trong tiếng Pháp rat là chuột và ratatouille là tên của một món súp thập cẩm bình dân. Song, với đạo diễn kiêm biên kịch Brad Bird, thì đó chính là những tên tuổi của một cuộc "cách mạng" qua đó mọi giá trị đóng khuôn bị lật tùng phèo bởi những kẻ vốn bị xem là cùng đinh nhất, bằng những thứ bần hàn nhất.
Đạo diễn Brad Bird còn đưa người xem đến với một suy nghĩ làm nhẩy nhổm bất cứ ai bảo thủ: không ai là cùng đinh mãi được, ngược lại chẳng ai có thể quyền cao chức trọng mãi được chỉ nhờ… mang gien bố. Con của đại đầu bếp Gusteau ấy thế lại là con số không về nấu nướng ! Ngược lại, một con chuột lại còn hơn có sao thiên trù tại mệnh!
Làm người phải có chí tiến thủ. Khi Rémi bày tỏ giấc mơ của mình với cha cậu. Ông gạt phăng: "Hãy sống theo lẽ tự nhiên con à !". Cậu trả lời:" Tiến tới phía trước mới là lẽ tự nhiên bố ạ !". Biên kịch- đạo diễn Brad Bird thúc ý tưởng này đến tận cùng bằng câu động viên của Thái sư phụ Gusteau: "Ai cũng có thể nấu nướng được". Một tuyên ngôn "cơ hôi bình đẳng" vô cùng rõ rệt. Cậu đã nghe lời, tự cải số và ra khỏi cái chức "quan kiểm tra độc dược"mà cha cậu đã "sắm" cho cậu.
Tất nhiên, trong xã hội chuột ấy không thể thiếu cái sự đục khóet! Ây thế mà Remy dám khuyên cha:
- Sao lại ăn cắp, hả cha?
- Của đó thiên hạ không màng đến, ta lấy xài, sao gọi là ăn cắp?
Song cũng có lúc Rémy tán đồng sự ăn cắp, nhân danh tập thể hào phóng mời cả họ hàng nhà chuột đến "dọn" kho tàng nhà hàng cậu đang làm. Đến lúc này, Linguini mới lấy tính người trị tính thú, bảo Rémy:" Sao cậu lại đi ăn cắp? ". Để tiếp tục làm bạn của loài người, Rémy phải thôi ăn cắp. Cả họ nhà cậu nữa. Do lẽ đục khoét là thú tính của lòai chuột, chứ không phải của loài người.
Ngược lại, là người thì phải có tính người, mà cơ bản là trung thực, không nhận vơ công lao người khác. Linguini đã thành thật khai báo với các đồng nghiệp của mình rằng cậu chẳng biết nấu nướng gì ráo, tất cả nhờ con chuột.
Hình ảnh nhà phê bình ẩm thực Ego trong "tháp ngà” hình dáng tựa cỗ quan tài, bản thân vóc dáng giống một "thợ dặm" (đào huyệt), là một hình ảnh của những "kẻ sang, miệng có gang, có thép", phán ai được sống, thì sống, ai phải chết, thì chết. Ngay cả cái tên Ego này cũng là cả một bài học triết: làm sao vượt ngã, thắng cái ego "cái ta đây" của ta? Song, Ego cũng đã cho thấy một nhà phê bình chân chính là người biết nhìn nhận giá trị người khác.
Cuối cùng, trên hết tất cả: muốn là người, thì phải sống vì nhau. Cả chuột lẫn người.
DANH ĐỨC
______________
(*) Phim đã chiếu tại VN từ tháng 9-2007, tựa tiếng Việt là Chú chuột đầu bếp.
______________
(*) Phim đã chiếu tại VN từ tháng 9-2007, tựa tiếng Việt là Chú chuột đầu bếp.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire