TTO - Những mùa tết thời ấu thơ của tôi thường trôi qua như nhau với quần áo mới, cùng những phong bao lì xì đỏ chói. Tôi chỉ phân biệt nổi những khác biệt của bao mùa tết đã qua là nhờ vào… hương bánh chưng.
Năm đầu tiên biết thế nào là gói bánh chưng thì tôi vẫn còn là đứa bé con chạy lon ton theo chân bà. Tôi ngắm nghía tất cả các khâu làm nguyên liệu để có một chiếc bánh chưng xứ Bắc. Tôi xin bà cho làm thử một chiếc thì bà bảo: “Tay cháu bé thế này chưa gói bánh được đâu, đợi năm sau nhé!”. Tôi không chịu, cứ nằn nì mãi, bà mới cho một chân…phơi lá dong. Chả là lá dong mua ở chợ về phải được rửa sạch, hong nắng thật khô, tước phần gân lá rồi mới gấp thành một góc vuông để gói bánh.
Thường thì một chiếc bánh chưng cần từ sáu đến tám chiếc lá tùy theo lá to hay nhỏ, mà nhà tôi thì không năm nào gói dưới trăm cái nên cần lá dong rất nhiều. Thế nên suốt cả buổi sáng, tôi bưng chiếc mâm đầy lá đi lên đi xuống cầu thang gác như con thoi để hong lá và chuyển lá xuống cho bà. Tôi làm công việc ấy bằng tất cả sự nhiệt tình của một đứa trẻ con mong được cầm trên tay chiếc bánh thơm mùi lá do chính bàn tay mình góp sức làm nên.
Lớn hơn một chút, tôi được ngồi cùng các cô các chị đãi đậu xanh. Ngày xưa đậu xanh không được cà vỏ sẵn như bây giờ, tất cả đều phải làm thủ công. Bỏ đậu còn nguyên vỏ vào rổ tre ngâm vào thau nước cho không chìm, vo mạnh tay để vỏ đậu bong ra rồi nghiêng rổ một bên cho vỏ đậu trôi vào thau nước, phần hạt đậu vẫn nằm lại trong rổ. Công việc này không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo tay để hạt đậu không theo vỏ trôi vào thau nước. Tôi làm công việc này trong niềm say sưa được nghe những câu chuyện phiếm của các cô các chị, được ngắm những rổ đậu vàng ươm...
Cứ như vậy, tôi lớn lên cùng với sự hiểu biết ngày một nhiều về những công đoạn để làm nên một chiếc bánh chưng thơm ngon. Tôi dần trở thành “cánh tay phải đắc lực” của bà trong việc chuẩn bị nguyên liệu làm bánh. Tôi có thể vo nếp trộn muối đến tước gân lá, chẻ lạt, ướp thịt và giã đậu. Và bây giờ, tôi còn làm luôn những việc nặng nhọc của đàn ông nếu nhà thiếu người như canh lửa, châm nước cho nồi bánh suốt đêm, vớt bánh ra khỏi nồi, đặt dưới mấy tấm ván gỗ, xách từng xô nước dằn lên trên để ép bánh, cuối cùng là xách từng cặp bánh chưng theo bà biếu từng nhà hàng xóm, sui gia.
Duy chỉ có một việc đến giờ tôi vẫn không làm được, đó là gói bánh, bà nói người gói bánh chưng phải có đôi bàn tay to khoẻ mới giữ bánh chặt, buộc lạt chắc được, còn tay tôi vừa yếu lại vừa mềm, buộc lạt đầu này chưa xong thì đầu kia đã bung ra, giữ được lá dong bên tay trái thì bên tay phải lá đã xổ tung.
Tôi vẫn mãi không gói được bánh chưng còn bà tôi thì càng ngày càng già yếu đi. Tôi lo sợ một mai bà nằm xuống, lo sợ một ngày khi mùa tết về trên bàn thờ tổ tiên của nhà tôi phải chưng một cặp bánh mua từ chợ, vừa nhỏ vừa thô, vừa khô vừa mỏng… Và tết có còn thú vị để tôi ngóng chờ hương lá dong ngai ngái, hương nếp đậu ngọt bùi, hương thịt mỡ ướp nồng từ những chiếc bánh chưng vừa vớt khỏi nồi còn bốc khói?
Năm đầu tiên biết thế nào là gói bánh chưng thì tôi vẫn còn là đứa bé con chạy lon ton theo chân bà. Tôi ngắm nghía tất cả các khâu làm nguyên liệu để có một chiếc bánh chưng xứ Bắc. Tôi xin bà cho làm thử một chiếc thì bà bảo: “Tay cháu bé thế này chưa gói bánh được đâu, đợi năm sau nhé!”. Tôi không chịu, cứ nằn nì mãi, bà mới cho một chân…phơi lá dong. Chả là lá dong mua ở chợ về phải được rửa sạch, hong nắng thật khô, tước phần gân lá rồi mới gấp thành một góc vuông để gói bánh.
Thường thì một chiếc bánh chưng cần từ sáu đến tám chiếc lá tùy theo lá to hay nhỏ, mà nhà tôi thì không năm nào gói dưới trăm cái nên cần lá dong rất nhiều. Thế nên suốt cả buổi sáng, tôi bưng chiếc mâm đầy lá đi lên đi xuống cầu thang gác như con thoi để hong lá và chuyển lá xuống cho bà. Tôi làm công việc ấy bằng tất cả sự nhiệt tình của một đứa trẻ con mong được cầm trên tay chiếc bánh thơm mùi lá do chính bàn tay mình góp sức làm nên.
Lớn hơn một chút, tôi được ngồi cùng các cô các chị đãi đậu xanh. Ngày xưa đậu xanh không được cà vỏ sẵn như bây giờ, tất cả đều phải làm thủ công. Bỏ đậu còn nguyên vỏ vào rổ tre ngâm vào thau nước cho không chìm, vo mạnh tay để vỏ đậu bong ra rồi nghiêng rổ một bên cho vỏ đậu trôi vào thau nước, phần hạt đậu vẫn nằm lại trong rổ. Công việc này không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo tay để hạt đậu không theo vỏ trôi vào thau nước. Tôi làm công việc này trong niềm say sưa được nghe những câu chuyện phiếm của các cô các chị, được ngắm những rổ đậu vàng ươm...
Cứ như vậy, tôi lớn lên cùng với sự hiểu biết ngày một nhiều về những công đoạn để làm nên một chiếc bánh chưng thơm ngon. Tôi dần trở thành “cánh tay phải đắc lực” của bà trong việc chuẩn bị nguyên liệu làm bánh. Tôi có thể vo nếp trộn muối đến tước gân lá, chẻ lạt, ướp thịt và giã đậu. Và bây giờ, tôi còn làm luôn những việc nặng nhọc của đàn ông nếu nhà thiếu người như canh lửa, châm nước cho nồi bánh suốt đêm, vớt bánh ra khỏi nồi, đặt dưới mấy tấm ván gỗ, xách từng xô nước dằn lên trên để ép bánh, cuối cùng là xách từng cặp bánh chưng theo bà biếu từng nhà hàng xóm, sui gia.
Duy chỉ có một việc đến giờ tôi vẫn không làm được, đó là gói bánh, bà nói người gói bánh chưng phải có đôi bàn tay to khoẻ mới giữ bánh chặt, buộc lạt chắc được, còn tay tôi vừa yếu lại vừa mềm, buộc lạt đầu này chưa xong thì đầu kia đã bung ra, giữ được lá dong bên tay trái thì bên tay phải lá đã xổ tung.
Tôi vẫn mãi không gói được bánh chưng còn bà tôi thì càng ngày càng già yếu đi. Tôi lo sợ một mai bà nằm xuống, lo sợ một ngày khi mùa tết về trên bàn thờ tổ tiên của nhà tôi phải chưng một cặp bánh mua từ chợ, vừa nhỏ vừa thô, vừa khô vừa mỏng… Và tết có còn thú vị để tôi ngóng chờ hương lá dong ngai ngái, hương nếp đậu ngọt bùi, hương thịt mỡ ướp nồng từ những chiếc bánh chưng vừa vớt khỏi nồi còn bốc khói?
NGUYÊN NGHI
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire