TTXuân - Trong trường kỳ lịch sử, con người không ít lần “chạm trán” với loài chuột, từng bị đói rét do chúng gặm nhấm hết lương thực, nhà cửa, quần áo; từng bị chết do chúng mang mầm bệnh gây ra.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chuột chính là kẻ thù của con người. Nhưng câu chuyện giữa người và chuột không đơn giản như vậy. Con người ghét chuột, thù chuột, và cũng... quí chuột, thậm chí sợ chuột và thờ chuột. Văn hóa nhân loại hầu như khắp nơi đều thể hiện tính nước đôi này.
Trong văn hóa Việt Nam, chuột tồn tại sóng đôi với nghề nông nghiệp lúa nước. Ở đâu có lúa, ở đó có chuột. Người Việt xưa sống thành cộng đồng làng xã, một phần cốt để đồng lòng diệt chuột cứu lúa. Đêm giao thừa ở miền Tây Nam bộ, tiếng chuột kêu lít chít đâu đó quanh nhà cũng đủ làm người ta mừng rỡ, bởi lẽ họ tin đó là dấu hiệu của một năm mới sung túc, thịnh vượng.
Các dân tộc anh em Đông Nam Á khác vốn cũng là cư dân nông nghiệp lúa nước, vẫn ghét chuột và quí chuột. Dân tộc Kammu ở miền bắc Thái Lan vẫn râm ran kể chuyện thần thoại chuột trúc đã báo hiệu cho hai anh em (nam, nữ) trú trong thân cây rỗng mà thoát nạn qua cơn đại hồng thủy, sau kết hôn để tái sinh nhân loại. Các câu chuyện của người Indonesia ngày nay vẫn không bỏ quên chi tiết chuột báo hiệu mùa lũ sắp lên, và vì thế chúng trở thành “ân nhân” của con người.
Theo dấu chân của những người đi biển Đông Nam Á xưa, bất kỳ ai đến với những quần đảo xa xôi giữa Thái Bình Dương cũng sẽ được đắm mình trong muôn vàn thần thoại hồng thủy, thần thoại tái sinh - bất tử, về sự đụng độ giữa người bản địa và những cư dân Đông Nam Á mới đến khi nước biển dâng tràn. Chuột góp mặt không ít trong các thần thoại ấy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, chuột chính là kẻ thù của con người. Nhưng câu chuyện giữa người và chuột không đơn giản như vậy. Con người ghét chuột, thù chuột, và cũng... quí chuột, thậm chí sợ chuột và thờ chuột. Văn hóa nhân loại hầu như khắp nơi đều thể hiện tính nước đôi này.
Trong văn hóa Việt Nam, chuột tồn tại sóng đôi với nghề nông nghiệp lúa nước. Ở đâu có lúa, ở đó có chuột. Người Việt xưa sống thành cộng đồng làng xã, một phần cốt để đồng lòng diệt chuột cứu lúa. Đêm giao thừa ở miền Tây Nam bộ, tiếng chuột kêu lít chít đâu đó quanh nhà cũng đủ làm người ta mừng rỡ, bởi lẽ họ tin đó là dấu hiệu của một năm mới sung túc, thịnh vượng.
Các dân tộc anh em Đông Nam Á khác vốn cũng là cư dân nông nghiệp lúa nước, vẫn ghét chuột và quí chuột. Dân tộc Kammu ở miền bắc Thái Lan vẫn râm ran kể chuyện thần thoại chuột trúc đã báo hiệu cho hai anh em (nam, nữ) trú trong thân cây rỗng mà thoát nạn qua cơn đại hồng thủy, sau kết hôn để tái sinh nhân loại. Các câu chuyện của người Indonesia ngày nay vẫn không bỏ quên chi tiết chuột báo hiệu mùa lũ sắp lên, và vì thế chúng trở thành “ân nhân” của con người.
Theo dấu chân của những người đi biển Đông Nam Á xưa, bất kỳ ai đến với những quần đảo xa xôi giữa Thái Bình Dương cũng sẽ được đắm mình trong muôn vàn thần thoại hồng thủy, thần thoại tái sinh - bất tử, về sự đụng độ giữa người bản địa và những cư dân Đông Nam Á mới đến khi nước biển dâng tràn. Chuột góp mặt không ít trong các thần thoại ấy.
Người dân xứ Phù Tang cũng góp mặt với câu chuyện Chiếc bánh gạo. Chiếc bánh rơi và lăn xuống một cái hang, lão nông lần theo tìm, phát hiện một cộng đồng nhà chuột đông đúc. Ăn xong chiếc bánh, lũ chuột cảm ơn, bày buổi tiệc linh đình và còn tặng ông lão một món bảo vật.
Người Ấn Độ không quá đề cao loài chuột nhưng chuột vẫn hiện diện trong 12 con giáp bên cạnh sư tử, dê, khỉ, chim cánh vàng… Trong thần phả Hindu giáo, chuột là vật cưỡi của thần Ganesha, do vậy người ta có thể tìm thấy ít nhiều tượng chuột thần trong các ngôi đền bản địa. Đôi khi chuột còn là đối tượng chính được thờ trong đền, như tại đền thờ nữ thần Karni Mata ở Deshnoke (bang Rajasthan).
Ở đất nước của các kim tự tháp, chuột giữ một vị trí đáng kể trong tín ngưỡng - tôn giáo cổ đại. Theo đó, thần mặt trời Ra có một con chuột ngọc, dân Ai Cập cổ thờ thần Ra, do đó cũng quí chuột thần. Niềm tin ấy về sau trở thành tục cấm kỵ. Nhiều sản phẩm đồ gốm được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ cũng có khắc hình chuột thần. Hiện tại nhiều nơi ở châu Phi, thịt chuột đã từ lâu trở thành món ăn đầy dinh dưỡng như tại Ghana, Zambia, Malawi.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, cộng đồng thổ dân Trung Mỹ (Toltec, Aztec, Maya) với nền văn minh trồng trọt (ngô) cũng đã từng “chạm trán” với chuột. Dù cho chuột là kẻ phá hoại, người ta vẫn gắn chúng với những công đức nhất định. Câu chuyện phát minh trò chơi bóng nhựa của người Maya là một thí dụ.
Hai anh em phát rẫy trồng ngô, bị các loài động vật tụ tập quấy phá. Họ chộp hụt nhiều loài báo, sư tử, nai và thỏ, cuối cùng chộp được một con chuột nhắt. Chuột van nài, nếu tha sống chuột sẽ chỉ quả bóng giấu trên mái nhà. Cuộc ngã giá thành công, hai anh em được quả bóng và phát minh ra trò chơi bóng truyền thống. Ở lục địa Nam Mỹ, người Inca cổ cho rằng con người là hậu duệ của loài vật, do vậy họ đưa tượng chuột và nhiều loài vật khác vào thờ chung trong các đền thờ thần Mặt trời và xem chuột là loài vật cấm kỵ.
Người Ấn Độ không quá đề cao loài chuột nhưng chuột vẫn hiện diện trong 12 con giáp bên cạnh sư tử, dê, khỉ, chim cánh vàng… Trong thần phả Hindu giáo, chuột là vật cưỡi của thần Ganesha, do vậy người ta có thể tìm thấy ít nhiều tượng chuột thần trong các ngôi đền bản địa. Đôi khi chuột còn là đối tượng chính được thờ trong đền, như tại đền thờ nữ thần Karni Mata ở Deshnoke (bang Rajasthan).
Ở đất nước của các kim tự tháp, chuột giữ một vị trí đáng kể trong tín ngưỡng - tôn giáo cổ đại. Theo đó, thần mặt trời Ra có một con chuột ngọc, dân Ai Cập cổ thờ thần Ra, do đó cũng quí chuột thần. Niềm tin ấy về sau trở thành tục cấm kỵ. Nhiều sản phẩm đồ gốm được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ cũng có khắc hình chuột thần. Hiện tại nhiều nơi ở châu Phi, thịt chuột đã từ lâu trở thành món ăn đầy dinh dưỡng như tại Ghana, Zambia, Malawi.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, cộng đồng thổ dân Trung Mỹ (Toltec, Aztec, Maya) với nền văn minh trồng trọt (ngô) cũng đã từng “chạm trán” với chuột. Dù cho chuột là kẻ phá hoại, người ta vẫn gắn chúng với những công đức nhất định. Câu chuyện phát minh trò chơi bóng nhựa của người Maya là một thí dụ.
Hai anh em phát rẫy trồng ngô, bị các loài động vật tụ tập quấy phá. Họ chộp hụt nhiều loài báo, sư tử, nai và thỏ, cuối cùng chộp được một con chuột nhắt. Chuột van nài, nếu tha sống chuột sẽ chỉ quả bóng giấu trên mái nhà. Cuộc ngã giá thành công, hai anh em được quả bóng và phát minh ra trò chơi bóng truyền thống. Ở lục địa Nam Mỹ, người Inca cổ cho rằng con người là hậu duệ của loài vật, do vậy họ đưa tượng chuột và nhiều loài vật khác vào thờ chung trong các đền thờ thần Mặt trời và xem chuột là loài vật cấm kỵ.
Trong văn hóa phương Tây, chuột gắn liền với các ý nghĩa xấu xa: kẻ phá hoại, kẻ cướp, kẻ gieo rắc tai họa (bệnh tật). Tín ngưỡng thờ chuột được cho là ra đời ở Hi Lạp từ thế kỷ 15 trước CN, được Homer ghi chép trong sử thi Iliad. Tương truyền thời ấy có một con chuột bạch linh thiêng từng sống dưới bàn thờ thần Apollo (thần nghề y, thần sự thật, thần gieo mầm bệnh dịch) trên đảo Tenedos.
Trong điêu khắc, thần Apollo thường được thể hiện trên thân một con chuột. Và cũng từ đó, chuột thần có tên gọi là Apollo Smintheus. Nhiều bộ lạc coi chuột là vật tổ, lấy tên chuột để đặt tên thành thị hay tên thị tộc, in hình chuột trên đồng tiền hay các vật dụng.
Vậy đó, dường như nhân loại mâu thuẫn trong chính quan niệm của mình khi nghĩ về loài chuột. Dù muốn dù không, loài chuột vẫn cứ hiện diện cùng với chúng ta như nó đã tồn tại bao đời nay, và dù chúng ta có tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt chúng. Ở góc nào đó của quả đất này, người ta vẫn cứ quí chuột, vẫn thờ chuột, vẫn nuôi chuột dù ai cũng biết rằng nhân loại cần phải nói “không” với chúng.
Trong điêu khắc, thần Apollo thường được thể hiện trên thân một con chuột. Và cũng từ đó, chuột thần có tên gọi là Apollo Smintheus. Nhiều bộ lạc coi chuột là vật tổ, lấy tên chuột để đặt tên thành thị hay tên thị tộc, in hình chuột trên đồng tiền hay các vật dụng.
Vậy đó, dường như nhân loại mâu thuẫn trong chính quan niệm của mình khi nghĩ về loài chuột. Dù muốn dù không, loài chuột vẫn cứ hiện diện cùng với chúng ta như nó đã tồn tại bao đời nay, và dù chúng ta có tìm đủ mọi phương cách để tiêu diệt chúng. Ở góc nào đó của quả đất này, người ta vẫn cứ quí chuột, vẫn thờ chuột, vẫn nuôi chuột dù ai cũng biết rằng nhân loại cần phải nói “không” với chúng.
Nhân viên công viên giải trí và động vật Everland ở Yongin, phía nam thủ đô Seoul (Hàn Quốc), giới thiệu những chú chuột đồng xinh xắn trong một hoạt động được tổ chức để chào đón năm mới.
Một chú chuột trắng được vẽ trên tấm bảng gỗ khổng lồ treo trên khu phố mua sắm Asakusa ở thủ đô Tokyo (Nhật). Con phố này ken kín người đi mua sắm chuẩn bị cho năm mới Mậu Tý.
Những chú chuột trang trí bằng vàng nguyên chất trưng bày ở tỉnh Giang Tô. Những đồng tiền bạc hình chuột cách điệu để làm vật lưu niệm hoặc những đồng tròn với hình chuột Mickey danh tiếng đã xuất hiện tràn ngập tại Bắc Kinh. Năm Mậu Tý với người Trung Quốc đánh dấu một năm kỷ niệm đáng nhớ với sự kiện Thế vận hội sẽ tổ chức vào tháng tám.
Loài chuột không lạ với cuộc sống của người dân ở châu lục đen. Gần đây, chuột trở thành một động vật hữu ích khi được huấn luyện thành công cụ dò mìn. Chương trình rà phá hàng triệu quả mìn sót lại của thời nội chiến tại nhiều nứơc ở châu Phi đã được tiến hành hiệu quả với hàng trăm chú chuột được tổ chức APOPO huấn luyện.
Có lẽ người Trung Hoa là dân tộc gắn cho loài chuột nhiều màu sắc nhất. Văn hóa Trung Hoa mang trong mình đủ loại hình văn hóa, từ chất du mục trên thảo nguyên đến chất nông nghiệp cạn (kê, mạch, ngô) miền bắc và nông nghiệp lúa nước miền nam. Chính vì thế, khắp mọi miền văn hóa đều có dấu ấn của chuột.
Trong văn hóa Hán, chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lòng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng. Họ giải thích về vị trí đầu tiên của chuột trong dãy 12 con giáp rằng: “Thuở hỗn độn, Ngọc hoàng hạ lệnh loài vật nào đến cổng thiên đình trước sẽ được chọn trước. Trâu thức dậy ra đi từ hừng sáng. Biết mình chạy chậm, chuột bày trò hát cho trâu nghe nên được ngồi trên lưng trâu. Đến cổng thiên đình, chuột lao về trước nên được Ngọc hoàng chọn đứng vào chi Tý đầu tiên trong thập nhị địa chi”.
Các dân tộc Di, Tạng, Thái Vân Nam, Choang, Nasi, Uigur (Duy Ngô Nhĩ)... vẫn chọn chuột đứng đầu trong dãy 12 con giáp, dù sau chuột, các con vật khác được chọn thay đổi theo quan niệm của từng tộc người. Người Nhật Bản, Triều Tiên cũng chọn chuột đứng đầu 12 con giáp.
Trong văn hóa Hán, chuột được xem là biểu tượng của sự trung thực, lòng vị tha, óc cầu tiến, tính cách dễ dãi và sự hào phóng. Họ giải thích về vị trí đầu tiên của chuột trong dãy 12 con giáp rằng: “Thuở hỗn độn, Ngọc hoàng hạ lệnh loài vật nào đến cổng thiên đình trước sẽ được chọn trước. Trâu thức dậy ra đi từ hừng sáng. Biết mình chạy chậm, chuột bày trò hát cho trâu nghe nên được ngồi trên lưng trâu. Đến cổng thiên đình, chuột lao về trước nên được Ngọc hoàng chọn đứng vào chi Tý đầu tiên trong thập nhị địa chi”.
Các dân tộc Di, Tạng, Thái Vân Nam, Choang, Nasi, Uigur (Duy Ngô Nhĩ)... vẫn chọn chuột đứng đầu trong dãy 12 con giáp, dù sau chuột, các con vật khác được chọn thay đổi theo quan niệm của từng tộc người. Người Nhật Bản, Triều Tiên cũng chọn chuột đứng đầu 12 con giáp.
NGUYỄN NGỌC THƠ
(ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire