Lưu vực sông Đồng Nai đang bị đe dọa nghiêm trọng; nhiều đoạn sông trong khu vực đã trở thành “sông chết”. Nạn ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống dọc theo lưu vực.
Báo cáo của ông Hoàng Dương Tùng, Trung tâm Quan trắc Bộ Tài nguyên Môi trường, đưa ra trong buổi hội thảo triển khai đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai sáng 26/2, cho biết trong những năm gần đây, tỉ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến nước tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn tương đối cao.
tình trạng ô nhiễm của con sông này lên mức báo động.
(Ảnh: Trần Duy).
Theo đó, tại tỉnh Bình Dương (lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn), người dân thuộc các huyện sống gần sông Sài Gòn như Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên mắc bệnh lị và tiêu chảy cao hơn rất nhiều so với các huyện không chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm nước sông.
Cục Bảo vệ môi trường cũng đưa ra cảnh báo: Hiện đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng do ảnh hưởng của kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật trong nước mặt. Theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ tích lũy trong thực phẩm (rau, cá…) rồi chuyển hóa và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người. Mặc dù hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mặt nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng nếu không quản lý hiệu quả và hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách tràn lan; kiểm soát các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp thì nguy cơ ô nhiễm các bệnh trên sẽ còn rất cao.
Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố. Phần hạ lưu của nhiều con sông trong lưu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm nhất trong lưu vực là sông Thị Vải với một đoạn sông dài trên 10km.
Cục Bảo vệ môi trường cũng đưa ra cảnh báo: Hiện đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng do ảnh hưởng của kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật trong nước mặt. Theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ tích lũy trong thực phẩm (rau, cá…) rồi chuyển hóa và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người. Mặc dù hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mặt nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng nếu không quản lý hiệu quả và hạn chế việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật một cách tràn lan; kiểm soát các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp thì nguy cơ ô nhiễm các bệnh trên sẽ còn rất cao.
Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai trải rộng trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố. Phần hạ lưu của nhiều con sông trong lưu vực đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm nhất trong lưu vực là sông Thị Vải với một đoạn sông dài trên 10km.
Trần Duy
Khi môi trường nước có hàm lượng kim loại nặng cũng như có các hóa chất bảo vệ thực vật vượt mức quy định, những chất kim loại nặng có trong hóa chất bảo vệ thực vật sẽ được tích lũy trong các động, thực vật thủy sinh và cây trồng. Thực phẩm này khi chuyển hóa trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ được tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh về tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, ung thư dự án…), tiểu đường, gan và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn đến tử vong. (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường).
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire