Giả thuyết về mộ Quang Trung Hoàng đế tại Bình Thuận - Hàng trăm năm qua, việc lăng mộ Hoàng đế Quang Trung nằm ở đâu vẫn là điều bí ẩn với nhiều giả thuyết.
Theo sử sách, Hoàng đế Quang Trung băng hà năm 1792 thì mười năm sau cơ nghiệp Tây Sơn đã mất vào tay Nguyễn Ánh. Năm 1802, Nguyễn Ánh sai quật mộ vua Quang Trung ở lăng Đan Dương, giã xương ra trộn với thuốc súng bắn để trả thù.
Theo sử sách, Hoàng đế Quang Trung băng hà năm 1792 thì mười năm sau cơ nghiệp Tây Sơn đã mất vào tay Nguyễn Ánh. Năm 1802, Nguyễn Ánh sai quật mộ vua Quang Trung ở lăng Đan Dương, giã xương ra trộn với thuốc súng bắn để trả thù.
Một ngôi mộ cổ đã trở thành phế tích ở Hàm Thắng.
Bức tượng võ tướng bên ngôi mộ cổ
Thế nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng đó chỉ là mộ giả. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì di hài vua Quang Trung hiện vẫn còn dấu tích ở Dương Xuân, Huế. Ông Trần Viết Điền - giảng viên Trường đại học Sư phạm Huế thì lại cho rằng lăng Ba Vành ở đồi Thiên An, Huế mới là nơi có mộ vua Quang Trung. Trong khi đó, tại Bình Thuận có đến hai địa điểm mà nhiều người tin rằng đó mới chính là nơi có mộ của Quang Trung Hoàng đế. Lúc đó, Hoàng hậu Ngọc Hân bí mật đưa di hài chồng mình vào chôn ở đây nhằm tránh việc triều Nguyễn trả thù. Người tìm ra, bảo vệ giả thuyết này cho đến khi qua đời vì bạo bệnh là cô Võ Thị Minh Liêm, một giáo viên Anh văn ngụ ở Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Sinh năm 1956, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, cô giáo Minh Liêm cứ ngỡ sẽ gắn chặt đời mình vào nghề dạy học ở Trường THCS Bông Sao (quận 8, TP.HCM). Nhưng rồi trong một lần về thăm quê, được cha là ông Võ Hồng cho biết ông phát hiện được một ngôi mộ cổ đặc biệt ở núi Cố thuộc phường Phú Hài, Phan Thiết, cuộc đời cô giáo trẻ này rẽ sang bước ngoặt mới. Sau khi ông Hồng qua đời (1990), cô giáo Minh Liêm âm thầm vào cuộc. Cô tìm đến ngôi mộ cổ có pho tượng võ tướng to như người thật, có khắc mấy chữ Hán trên bụng như cha mình mô tả. Ở đó có nhiều ngôi mộ cổ tề tựu xung quanh, trông như hình voi phục. Cô cảm nhận khuôn mặt của bức tượng ở ngôi mộ cổ có nhiều nét giống chân dung vua Quang Trung được lưu truyền. Sau đó tại gần ngôi mộ cổ, một người dân là ông Võ Bách Chiến ở thôn Thắng Hòa (Hàm Thắng) đào ao nuôi tôm phát hiện được bộ xương voi, tương truyền như voi chiến của nhà vua. Cộng với hàng loạt dữ liệu khác mà cô giáo Minh Liêm đã phải đón xe ôm đi hàng trăm cây số ra Cù lao Câu (Tuy Phong), vượt biển ra tận đảo Phú Quý để khảo sát, tìm hiểu, cuối cùng cô khẳng định Hoàng đế Quang Trung được chôn cất bí mật tại khu vực Hàm Thắng. Theo cô, Hoàng hậu Ngọc Hân đã nghe theo lời tiên đoán hậu vận ngắn ngủi của nhà Tây Sơn qua lời của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp nên đã cùng các tùy tướng thân tín đưa di hài nhà vua xuôi về Nam. Cũng theo các thuyết trình của cô giáo Minh Liêm thì người chủ khu đất có ngôi mộ tọa lạc là người gốc Bình Định, vùng đất mà nhà Tây Sơn dấy nghiệp. Người vợ ông chủ vườn là dân đảo Phú Quý mà tương truyền là hậu duệ của quân Tây Sơn chạy dạt vào tránh các cuộc truy bắt của quan quân triều Nguyễn.
Cô giáo Minh Liêm cũng cho rằng năm 1802, khi vua Gia Long “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn thì vua Quang Trung đã mất đúng 10 năm và nhà Tây Sơn đủ thời gian để đưa di hài vua xuôi về Nam Trung bộ mà Bình Thuận là vùng đất mà nhà Tây Sơn thông thạo như lòng bàn tay. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau đó bức tượng võ tướng bên ngôi mộ cổ lại đột ngột biến mất!
Không chồng, con, dạy học được bao nhiêu tiền, cô giáo Minh Liêm lại đổ hết vào các nghiên cứu. Suốt từ năm 1990 đến 2006, cô đã đơn thân chạy đi chạy lại như con thoi ghi chép rồi gửi thỉnh nguyện gần như khắp các ban, ngành có trách nhiệm về giả thuyết của mình.
Sinh năm 1956, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, cô giáo Minh Liêm cứ ngỡ sẽ gắn chặt đời mình vào nghề dạy học ở Trường THCS Bông Sao (quận 8, TP.HCM). Nhưng rồi trong một lần về thăm quê, được cha là ông Võ Hồng cho biết ông phát hiện được một ngôi mộ cổ đặc biệt ở núi Cố thuộc phường Phú Hài, Phan Thiết, cuộc đời cô giáo trẻ này rẽ sang bước ngoặt mới. Sau khi ông Hồng qua đời (1990), cô giáo Minh Liêm âm thầm vào cuộc. Cô tìm đến ngôi mộ cổ có pho tượng võ tướng to như người thật, có khắc mấy chữ Hán trên bụng như cha mình mô tả. Ở đó có nhiều ngôi mộ cổ tề tựu xung quanh, trông như hình voi phục. Cô cảm nhận khuôn mặt của bức tượng ở ngôi mộ cổ có nhiều nét giống chân dung vua Quang Trung được lưu truyền. Sau đó tại gần ngôi mộ cổ, một người dân là ông Võ Bách Chiến ở thôn Thắng Hòa (Hàm Thắng) đào ao nuôi tôm phát hiện được bộ xương voi, tương truyền như voi chiến của nhà vua. Cộng với hàng loạt dữ liệu khác mà cô giáo Minh Liêm đã phải đón xe ôm đi hàng trăm cây số ra Cù lao Câu (Tuy Phong), vượt biển ra tận đảo Phú Quý để khảo sát, tìm hiểu, cuối cùng cô khẳng định Hoàng đế Quang Trung được chôn cất bí mật tại khu vực Hàm Thắng. Theo cô, Hoàng hậu Ngọc Hân đã nghe theo lời tiên đoán hậu vận ngắn ngủi của nhà Tây Sơn qua lời của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp nên đã cùng các tùy tướng thân tín đưa di hài nhà vua xuôi về Nam. Cũng theo các thuyết trình của cô giáo Minh Liêm thì người chủ khu đất có ngôi mộ tọa lạc là người gốc Bình Định, vùng đất mà nhà Tây Sơn dấy nghiệp. Người vợ ông chủ vườn là dân đảo Phú Quý mà tương truyền là hậu duệ của quân Tây Sơn chạy dạt vào tránh các cuộc truy bắt của quan quân triều Nguyễn.
Cô giáo Minh Liêm cũng cho rằng năm 1802, khi vua Gia Long “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn thì vua Quang Trung đã mất đúng 10 năm và nhà Tây Sơn đủ thời gian để đưa di hài vua xuôi về Nam Trung bộ mà Bình Thuận là vùng đất mà nhà Tây Sơn thông thạo như lòng bàn tay. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau đó bức tượng võ tướng bên ngôi mộ cổ lại đột ngột biến mất!
Không chồng, con, dạy học được bao nhiêu tiền, cô giáo Minh Liêm lại đổ hết vào các nghiên cứu. Suốt từ năm 1990 đến 2006, cô đã đơn thân chạy đi chạy lại như con thoi ghi chép rồi gửi thỉnh nguyện gần như khắp các ban, ngành có trách nhiệm về giả thuyết của mình.
Hành trình không đơn độc
Ông Trương Văn Thạnh, thầy giáo cũ dạy sử, địa của cô Liêm từ những năm lớp 11, 12 ở Trường Phan Bội Châu (Phan Thiết) kể: “Đó là cô học trò hết sức nhiệt tình và nhiệt tình đến tội nghiệp!”.
Bà Võ Thị Tuyết Hiếu, chị em song sinh với cô Liêm, cũng là một giáo viên Anh văn, cho biết trước khi qua đời mấy năm, nghe tin ở Huế có hội thảo Phú Xuân-Thuận Hóa với nhiều giáo sư sử học đầu ngành, cô Liêm đã chạy vạy khắp nơi kiếm tiền ra Huế xin được tham dự. Lần đó cô Liêm chỉ được dự chứ không được phát biểu. Cô chỉ còn biết tranh thủ trao đổi “hành lang” với các giáo sư trong giờ giải lao. Theo lời kể lại thì lần đó giáo sư Phan Huy Lê đã rất chăm chú lắng nghe giả thuyết của cô, đề nghị cô cung cấp các bằng chứng khoa học để có thể đề xuất mở cuộc khảo sát. Tuy nhiên, bằng chứng đáng nói nhất là bức tượng đã bị mất!
Cũng trong lần hội thảo tại Huế, cô Minh Liêm đã trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về giả thuyết của riêng mình. Bà Hiếu buồn bã: “Tội nghiệp em tôi, suốt 16 năm trời đeo đuổi giả thuyết, nó xem như đó là duyên nghiệp”. Vì duyên nghiệp và vì muốn giải mã những ngôi mộ cổ ở Hàm Thắng, sau đó cô Liêm lại tiếp tục miệt mài vừa dạy vừa thu thập tư liệu, rồi bằng mọi giá tiếp cận rất nhiều giáo sư, tiến sĩ để thuyết trình. Tuy nhiên, cô chỉ nhận được những lời động viên, lời hứa chứ không có một xúc tiến khảo sát nào.
Bà Võ Thị Tuyết Hiếu, chị em song sinh với cô Liêm, cũng là một giáo viên Anh văn, cho biết trước khi qua đời mấy năm, nghe tin ở Huế có hội thảo Phú Xuân-Thuận Hóa với nhiều giáo sư sử học đầu ngành, cô Liêm đã chạy vạy khắp nơi kiếm tiền ra Huế xin được tham dự. Lần đó cô Liêm chỉ được dự chứ không được phát biểu. Cô chỉ còn biết tranh thủ trao đổi “hành lang” với các giáo sư trong giờ giải lao. Theo lời kể lại thì lần đó giáo sư Phan Huy Lê đã rất chăm chú lắng nghe giả thuyết của cô, đề nghị cô cung cấp các bằng chứng khoa học để có thể đề xuất mở cuộc khảo sát. Tuy nhiên, bằng chứng đáng nói nhất là bức tượng đã bị mất!
Cũng trong lần hội thảo tại Huế, cô Minh Liêm đã trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về giả thuyết của riêng mình. Bà Hiếu buồn bã: “Tội nghiệp em tôi, suốt 16 năm trời đeo đuổi giả thuyết, nó xem như đó là duyên nghiệp”. Vì duyên nghiệp và vì muốn giải mã những ngôi mộ cổ ở Hàm Thắng, sau đó cô Liêm lại tiếp tục miệt mài vừa dạy vừa thu thập tư liệu, rồi bằng mọi giá tiếp cận rất nhiều giáo sư, tiến sĩ để thuyết trình. Tuy nhiên, cô chỉ nhận được những lời động viên, lời hứa chứ không có một xúc tiến khảo sát nào.
Ngôi mộ có hình voi phủ phục, giờ chỉ còn như thế này do bị đào bới lén lút.
Thế nhưng có một lần tưởng chừng người đàn bà ấy đã không đơn độc. Người chị song sinh của cô Liêm cho biết khoảng năm 2004, giáo sư Đỗ Đình Truật đã từ TP.HCM cùng với sáu sinh viên khảo cổ đến Hàm Thắng. Họ ở đây hơn một tuần và đo vẽ một số ngôi mộ cổ có hình voi phục. Sau khi những người này rời khỏi Hàm Thắng một thời gian ngắn, các ngôi mộ cổ bị đào bới lén lút vô tội vạ, trở thành phế tích đến nay và câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ...
Đầu năm 2006, một cơn bệnh nan y đã quật ngã người nữ giáo viên đầy nhiệt huyết này. Nằm trên giường bệnh, cô vẫn đau đáu về cuộc hành trình 16 năm của mình chưa có hồi kết. Tháng 3-2006, trước khi xuôi tay, cô đã nắm tay người chị song sinh của mình trăng trối: “Tài liệu, hồ sơ em đã chuyển hết cho giáo sư Phan Huy Lê và Bảo tàng Quang Trung tại Bình Định rồi. Tiếc là em không còn sống để tìm ra sự thật vì có thông tin ấn tín của nhà Tây Sơn được đúc vào năm 1791 (một năm trước ngày vua Quang Trung mất - PN) do một đội cấm quân giữ có tin đã được tìm thấy trên đất Bình Thuận...”.
Thế nhưng có một lần tưởng chừng người đàn bà ấy đã không đơn độc. Người chị song sinh của cô Liêm cho biết khoảng năm 2004, giáo sư Đỗ Đình Truật đã từ TP.HCM cùng với sáu sinh viên khảo cổ đến Hàm Thắng. Họ ở đây hơn một tuần và đo vẽ một số ngôi mộ cổ có hình voi phục. Sau khi những người này rời khỏi Hàm Thắng một thời gian ngắn, các ngôi mộ cổ bị đào bới lén lút vô tội vạ, trở thành phế tích đến nay và câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ...
Đầu năm 2006, một cơn bệnh nan y đã quật ngã người nữ giáo viên đầy nhiệt huyết này. Nằm trên giường bệnh, cô vẫn đau đáu về cuộc hành trình 16 năm của mình chưa có hồi kết. Tháng 3-2006, trước khi xuôi tay, cô đã nắm tay người chị song sinh của mình trăng trối: “Tài liệu, hồ sơ em đã chuyển hết cho giáo sư Phan Huy Lê và Bảo tàng Quang Trung tại Bình Định rồi. Tiếc là em không còn sống để tìm ra sự thật vì có thông tin ấn tín của nhà Tây Sơn được đúc vào năm 1791 (một năm trước ngày vua Quang Trung mất - PN) do một đội cấm quân giữ có tin đã được tìm thấy trên đất Bình Thuận...”.
PHƯƠNG NAM
(PL TPHCM)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire