TTCT - Nằm cheo leo, heo hút giữa vùng núi đồi Phú Thọ, làng Sơn Thủy nổi tiếng khắp xứ Bắc như “trung tâm” sản xuất bẫy diệt chuột “gia truyền”. Mỗi ngày có hàng chục chuyến xe tải từ miền xuôi đến đây đưa bẫy chuột “made in Sơn Thủy” đi khắp nơi, kể cả xuất ngoại.
Dù nổi tiếng nhưng “công nghệ” làm bẫy chuột của làng Sơn Thủy xem ra khá đơn giản: “xưởng” sản xuất là khoảng sân trước nhà, thợ là các thành viên trong gia đình. “Máy móc” là kềm, búa, đe... và vật liệu là sắt, dây thép, vỏ lon đồ hộp.
“Công nghệ” bẫy chuột
Qua bàn tay tài hoa và những “bí mật” gia truyền, những cọng thép, thanh sắt, vỏ đồ hộp đó được uốn lượn để thành những chiếc bẫy chuột “đơn giản nhưng hiệu quả” mà người dân trong làng tự hào là “bách phát bách trúng. Đụng vào bẫy này thì đố con chuột nào thoát”.
Ông Đinh Văn Tân, một trong những nghệ nhân có thâm niên hơn 30 năm làm bẫy chuột, cho biết cả làng có trên 200 hộ sống bằng nghề này. Vào những năm bẫy chuột cực thịnh, thị trường tiêu thụ khắp Bắc - Nam, làng có hơn 300 hộ theo nghề. Nghề làm bẫy chuột giúp các hộ nông dân trồng lúa mất mùa “chuyển đổi cơ cấu ngành nghề” để cuộc sống khá lên.
“Cơ duyên” làm bẫy chuột tại Sơn Thủy bắt đầu từ 40 năm trước. Do đồi nương thường xuyên bị chuột phá hoại nên dân trong làng phải nghĩ ra cách làm bẫy để diệt loài động vật gây hại mùa màng này. Một số người trong làng học lóm được cách làm bẫy chuột khá độc đáo của người Mường và dùng bàn tay tài hoa để cách tân, cải tiến bẫy chuột của người Mường thành thứ “độc quyền” mang nhãn hiệu Sơn Thủy.
Loại bẫy này vừa nhỏ gọn, rẻ tiền, diệt chuột hiệu quả đến độ ngay cả người Mường phải ngược tìm đến nhờ dân Sơn Thủy làm bẫy giúp. Bẫy chuột Sơn Thủy còn được thương lái thu mua để đưa sang cả Trung Quốc, Lào... Ông Tân kể có thời điểm thương lái Trung Quốc đi ôtô tải đến tận làng thu gom tất cả bẫy chuột và thanh toán bằng đôla.
“Mỗi ngày một người có thể làm được hơn 100 cái bẫy mà mỗi cái có thể lãi được vài ngàn. Trước đây đã có gia đình mỗi tháng kiếm được cả chục triệu đồng nhờ làm bẫy chuột” - ông Tân kể. Riêng gia đình ông sau một vài năm làm bẫy chuột cất được nhà ngói, đủ tiền lo cho hai con ăn học đến nơi đến chốn, dựng vợ gả chồng cho chúng. Khi con trai cả của ông Tân lấy vợ, cả nhà tập trung làm bẫy chuột ròng rã trong ba tháng, gom được 40 triệu đồng để tổ chức đám cưới “hoành tráng” nhất làng.
Bí quyết gì giúp bẫy chuột Sơn Thủy nổi tiếng như vậy? Chỉ những vết sẹo đầy trên đôi tay của mình, ông Nguyễn Văn Hà - một trong những người đầu tiên học lóm cách làm bẫy của người Mường và “chế tác” lại - cười khà, đáp: “Bí mật của nghề gia truyền mà. Muốn học được cái nghề này phải trầy trật lắm chứ không đơn giản. Chỉ có người trong làng mới truyền cho nhau thôi”.
Ông Đinh Văn Tân, một trong những nghệ nhân có thâm niên hơn 30 năm làm bẫy chuột, cho biết cả làng có trên 200 hộ sống bằng nghề này. Vào những năm bẫy chuột cực thịnh, thị trường tiêu thụ khắp Bắc - Nam, làng có hơn 300 hộ theo nghề. Nghề làm bẫy chuột giúp các hộ nông dân trồng lúa mất mùa “chuyển đổi cơ cấu ngành nghề” để cuộc sống khá lên.
“Cơ duyên” làm bẫy chuột tại Sơn Thủy bắt đầu từ 40 năm trước. Do đồi nương thường xuyên bị chuột phá hoại nên dân trong làng phải nghĩ ra cách làm bẫy để diệt loài động vật gây hại mùa màng này. Một số người trong làng học lóm được cách làm bẫy chuột khá độc đáo của người Mường và dùng bàn tay tài hoa để cách tân, cải tiến bẫy chuột của người Mường thành thứ “độc quyền” mang nhãn hiệu Sơn Thủy.
Loại bẫy này vừa nhỏ gọn, rẻ tiền, diệt chuột hiệu quả đến độ ngay cả người Mường phải ngược tìm đến nhờ dân Sơn Thủy làm bẫy giúp. Bẫy chuột Sơn Thủy còn được thương lái thu mua để đưa sang cả Trung Quốc, Lào... Ông Tân kể có thời điểm thương lái Trung Quốc đi ôtô tải đến tận làng thu gom tất cả bẫy chuột và thanh toán bằng đôla.
“Mỗi ngày một người có thể làm được hơn 100 cái bẫy mà mỗi cái có thể lãi được vài ngàn. Trước đây đã có gia đình mỗi tháng kiếm được cả chục triệu đồng nhờ làm bẫy chuột” - ông Tân kể. Riêng gia đình ông sau một vài năm làm bẫy chuột cất được nhà ngói, đủ tiền lo cho hai con ăn học đến nơi đến chốn, dựng vợ gả chồng cho chúng. Khi con trai cả của ông Tân lấy vợ, cả nhà tập trung làm bẫy chuột ròng rã trong ba tháng, gom được 40 triệu đồng để tổ chức đám cưới “hoành tráng” nhất làng.
Bí quyết gì giúp bẫy chuột Sơn Thủy nổi tiếng như vậy? Chỉ những vết sẹo đầy trên đôi tay của mình, ông Nguyễn Văn Hà - một trong những người đầu tiên học lóm cách làm bẫy của người Mường và “chế tác” lại - cười khà, đáp: “Bí mật của nghề gia truyền mà. Muốn học được cái nghề này phải trầy trật lắm chứ không đơn giản. Chỉ có người trong làng mới truyền cho nhau thôi”.
“Truyền nhân”
Cái bẫy chuột gắn bó với đời sống người dân Sơn Thủy đến độ trong các giờ học, môn thi kỹ thuật công nghiệp và những hội thi khéo tay, sáng tạo trẻ... của xã, huyện, học sinh Sơn Thủy đều đoạt giải nhất, nhì với mô hình cái bẫy chuột. Những đứa trẻ mới 6, 7 tuổi đã được truyền nghề, biết làm bẫy thuần thục như người lớn. Mỗi năm, các nghệ nhân trong làng đều mở hai lớp dạy làm bẫy cho trẻ con để hình thành những lớp “truyền nhân” mới.
Cũng nhờ bẫy chuột của làng mà tại Sơn Thủy có người được mệnh danh “vua chuột” như ông Đinh Văn Thắng, từng được mời đi nhiều tỉnh để tư vấn cách bắt chuột, làm bẫy. Đinh Văn Toàn, 16 tuổi, một truyền nhân của làng, cho biết thế hệ 8X, 9X như cậu được các nghệ nhân lớn tuổi giao nhiệm vụ tiếp tục đào tạo những truyền nhân nhí kế tiếp.
“Hằng năm vào dịp tết, dân làng đều mở hội thi làm bẫy diệt chuột để bình chọn những nghệ nhân làm bẫy giỏi nhất làng và tìm kiếm những truyền nhân kế thừa. Năm nay tết con chuột, dự định ngày hội sẽ được tổ chức hoành tráng hơn. Cái bẫy chuột đã gắn liền với đời sống văn hóa của người Sơn Thủy đến mức độ “tinh thần” như thế đấy!
VŨ BÌNH - QUỐC HỘI
“Trải lòng với kẻ bần hàn”
Nhiều người bạn thường hay trêu số của tôi là “số con rệp”, làm báo gần chục năm chỉ toàn thấy đóng vai ăn mày, ăn xin, chạy xe ôm, xích lô, rồi bán vé số dạo... “Sao không kiếm những vai gì đó sang trọng một chút mà hóa thân, mà thâm nhập?”. Tôi chỉ biết cười cho qua chuyện vì có những điều không thể giải thích hết bằng lời.
Gần mười năm làm báo, tôi nhớ nhất những ngày cùng ăn, cùng ở, cùng sống với những con người bần hàn trong xã hội. Có gần họ mới hiểu họ thật lòng và đáng quí, đáng trân trọng như thế nào.
Vũ Bình
TTO, Thứ Tư, 06/02/2008, 11:00 (GMT+7)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire