Bao nhiêu người Tết này về thăm quê, và cả những người không về được, nghe câu hát của nhạc sĩ Phó Đức Phương bỗng thấy thật buồn. Tại sao quê mình đẹp thế, nhưng cái đẹp cứ phải gắn mãi với cái nghèo ?
Ơi quê ta bánh ta bánh đúc,
Nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt
Nơi tuổi thơ ta đẹp như giấc mơ.
Ơi quê ta dầu sương dãi nắng,
Phiên chợ nghèo lều mái tranh xiêu
(Trích lời bài hát “Về quê” của nhạc sĩ Phó Đức Phương)
Để một ngày quê đẹp hết nghèo
Năm nay đã là cái tết độc lập thứ ba mươi ba, tết đổi mới lần thứ hai mươi hai. Đất nước thay da đổi thịt từng ngày. Đời sống của một bộ phận lớn dân chúng đã khấm khá lên rất nhiều. Thế hệ tuổi hai mươi, với hơn 80% sinh ra và lớn lên ở nông thôn với tỷ lệ suy dinh dưỡng trên 80%, ngày nay đang khẳng định mình.
Nếu có con số thống kê chính thức thì chắc chắn những người thuộc thế hệ này đang làm ra phần lớn của cải của xã hội mà đem chia đều cho gần 85 triệu người sẽ được bình quân hơn 1 triệu đồng một tháng hay 800 đô-la một năm.
Nhưng còn những con số rất đáng trăn trở và suy ngẫm. Ngày nay, có đến 2/3 số người đang làm việc ở nông thôn, nhưng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp chỉ chiếm chừng 1/5 tổng sản phẩm quốc gia!
Nếu lấy hai con số nêu trên chia cho nhau thì sản phẩm nông nghiệp chia cho số người làm ra nó chưa đến 1 đô-la một ngày. Con số này giải thích tại sao theo chuẩn quốc tế, Việt Nam vẫn còn khoảng ¼ số hộ thuộc diện nghèo.
Phần lớn người nghèo thuộc khu vực nông thôn. Điều này nghe thật đáng buồn, nhưng đó là sự thật.
Nếu ai muốn có bằng chứng thực tiễn thì có thể về các miền quê trong dịp năm hết tết đến. Không hiếm gia đình đã phải chạy vạy đầu này đầu nọ để có một cái tết sao cho con cái mình khỏi tủi với thiên hạ, để sau đó ra giêng cày để trả nợ.
Tại sao vẫn còn nhiều người nghèo như vậy. Câu trả lời thật đơn giản là do đất chật, người đông.
Nếu có con số thống kê chính thức thì chắc chắn những người thuộc thế hệ này đang làm ra phần lớn của cải của xã hội mà đem chia đều cho gần 85 triệu người sẽ được bình quân hơn 1 triệu đồng một tháng hay 800 đô-la một năm.
Nhưng còn những con số rất đáng trăn trở và suy ngẫm. Ngày nay, có đến 2/3 số người đang làm việc ở nông thôn, nhưng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp chỉ chiếm chừng 1/5 tổng sản phẩm quốc gia!
Nếu lấy hai con số nêu trên chia cho nhau thì sản phẩm nông nghiệp chia cho số người làm ra nó chưa đến 1 đô-la một ngày. Con số này giải thích tại sao theo chuẩn quốc tế, Việt Nam vẫn còn khoảng ¼ số hộ thuộc diện nghèo.
Phần lớn người nghèo thuộc khu vực nông thôn. Điều này nghe thật đáng buồn, nhưng đó là sự thật.
Nếu ai muốn có bằng chứng thực tiễn thì có thể về các miền quê trong dịp năm hết tết đến. Không hiếm gia đình đã phải chạy vạy đầu này đầu nọ để có một cái tết sao cho con cái mình khỏi tủi với thiên hạ, để sau đó ra giêng cày để trả nợ.
Tại sao vẫn còn nhiều người nghèo như vậy. Câu trả lời thật đơn giản là do đất chật, người đông.
(ảnh: ninhbinh.gov.vn)
Câu trả lời không ở nông thôn
Để thoát khỏi chuẩn nghèo quốc tế thì thu nhập bình quân của một người phải đạt tối thiểu 1 đô la/ngày, hay tính theo tiền Việt phải là 6 triệu đồng/năm.
Đây là một bài toán tương đối hóc búa. Ở nhiều vùng thuộc miền Bắc và miền Trung, diện tích đất canh tác bình quân một nhân khẩu chưa đến 1.000m2 . Dù cho năng suất lúa đạt 10 tấn/ha/năm, hay dù cho đạt được mô hình mẫu của Bộ Nông nghiệp là 50 triệu đồng/ha/năm, thì 1.000 m2 kia chỉ mang lại 5 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí về giống, phân, nước, điện, xăng dầu… thì thu nhập còn lại chỉ vào khoảng 3 triệu đồng/năm cho mỗi nhân khẩu
Câu hỏi đặt ra là làm sao để nâng đời sống của một bộ phận rất lớn người dân ở khu vực nông thôn thoát khỏi ngưỡng nghèo?
Với diện tích đất canh tác chỉ bình quân không đến 1000 m2 mỗi nhân khẩu như trên, việc tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 3 triệu đồng lên 6 triệu đồng là điều rất khó.
Liệu tiến bộ khoa học có phải là giải pháp? Viện nghiên cứu lúa quốc tế đã ước tính năng suất chỉ có thể tăng 30-50% trong vòng 10-15 năm nữa. Rõ ràng, đó không thể là câu trả lời để tăng gấp đôi thu nhập nông dân.
Cũng có những giải pháp về canh tác, nhưng kết quả rất khiêm tốn. Điển hình là các chương trình cánh đồng 50 triệu đồng/ha ở Thái Bình, quê hương năm tấn trước đây, hay các chương trình vườn ao chuồng, trang trại chăn nuôi. Những chương trình tôm lúa…chỉ thực hiện được một vài vụ trong ngắn hạn thôi, bây giờ đã phát sinh vấn đề. Đất bị nhiễm mặn, tôm cũng không nuôi được mà lúa cũng không trồng được… Đó cũng không phải là giải pháp để cho miền quê thoát nghèo.
Hơn thế nữa việc có quá nhiều bờ vùng, bờ thửa với các khoảnh ruộng được chia hết sức manh mún như hiện nay sẽ rất khó để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Câu trả lời còn lại cho vấn đề này chỉ có một giải pháp duy nhất. Đó là làm sao tăng diện tích đất bình quân mỗi người. Đất nông nghiệp không nở ra, vậy thì chỉ còn là giảm số người làm việc.
Chỉ khi diện tích đất canh tác gia tăng, quá trình tích tụ ruộng đất xảy ra thì thu nhập bình quân của khu vực nông thôn mới gia tăng, khả năng thoát khỏi ngưỡng nghèo mới có thể xảy ra.
Câu trả lời phải tìm ở thành thị
Sẽ đến lúc, tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn và thành thị phải ngược lại. ¾ ở thành thị, ¼ ở nông thôn.
Hàng năm Việt Nam có 1,5 triệu người bước chân vào tuổi lao động. Để diện tích đất nông nghiệp cho mỗi đầu người không giảm xuống, khu vực đô thị phải có khả năng hấp thu toàn bộ số lao động này.
Hơn thế nữa, khu vực đô thị phải có khả năng hấp thu không chỉ 1,5 triệu lao động mới, mà còn phải hấp thu thêm những người vốn đang làm nông nghiệp, để diện tích đất nông nghiệp cho mỗi người có thể tăng lên.
Tuy nhiên, giải pháp này đang gặp khó khăn là khu vực đô thị chưa thực sự sẵn sàng. Với mục tiêu tăng trưởng được đặt ra chỉ khoảng 12% ở Hà Nội, Tp.HCM, và các đô thị khác, sẽ là một thách thức rất lớn trong việc giải quyết số lao động gia tăng hàng năm, chưa nói đến việc hấp thu một phần lao động từ khu vực nông thôn hiện nay.
Để tạo ra sự công bằng, các đô thị lớn cần có đủ điều kiện tiếp nhận những người lao động ở các khu vực khác chuyển đến, hơn là chỉ lo các giải pháp ngăn chặn làn sóng lao động di cư.
Khi mà các đô thị lớn tích cực tìm cách giải quyết tốt việc làm cho người lao động, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn được giãn ra thì thu nhập, cũng như mức sống của người dân ở khu vực nông thôn, vùng trũng của phát triển kinh tế được gia tăng. Lúc đó nền tảng của một đất nước có dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh mới có thể được tạo ra.
Khi đó những cái tết quê mới có thể đầm ấm và sung túc. Để giai điệu bài hát “Về quê” của Phó Đức Phương mới có thể ngân nga, với chữ “nghèo” trở thành quá khứ.
Thuý Bình
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire