Đứng trước biển nhưng không có cái tâm thế vươn ra biển mà lại dồn sức đắp đê để giữ lấy “tấc đất tấc vàng” của nghề trồng lúa nước...
Đất nước ta
“hình khe thế núi gần xa
đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”,
thiên nhiên ưu ái cho ta một dải bờ biển vừa lý tưởng cho nền công nghiệp không khói, vừa nhiều vũng vịnh cũng lý tưởng không kém cho các hải cảng lớn mà Cam Ranh vốn đã có “thương hiệu” trên quốc tế chỉ là một ví dụ nổi bật. Ngược dòng lịch sử, ông cha ta đã từng có những trận thủy chiến lừng danh như trận quyết chiến chiến lược chém đầu Toa Đô, bắt sống Ô Mã Nhi, đánh tan đạo quân xâm lược của đế chế Nguyên Mông lần thứ ba thế kỉ XIII. Còn ở thế kỉ XX, trong chiến tranh cứu nước, giải phóng miền Nam, cùng với đường mòn Hồ Chí Minh thần kì xẻ dọc Trường Sơn cũng đã có đường Hồ Chí Minh thần kì trên biển. Kinh nghiệm và bản lĩnh sóng nước người Việt đâu có thua kém ai.
“Mỗi người Việt Nam, dù sống ở đâu, ngay cả trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ. Đấy là vì đất nước ta là một bán đảo có chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nhất, do đó mà không có nơi nào ở nước ta lại xa biển hơn 500 km theo đường chim bay… hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến” (sách Thiên nhiên Việt Nam-Lê Bá Thảo, NXB KH & KT Hà Nội). Ấy thế mà sao cái “tâm thế lục địa” vẫn lấn át “cảm hứng đại dương”?
“Mỗi người Việt Nam, dù sống ở đâu, ngay cả trên miền núi, hình như bao giờ cũng nghe được tiếng rì rào của biển cả ngày đêm không mỏi vỗ sóng vào bờ. Đấy là vì đất nước ta là một bán đảo có chiều dài lớn gấp bốn lần chiều rộng nhất, do đó mà không có nơi nào ở nước ta lại xa biển hơn 500 km theo đường chim bay… hướng nhà đâu đâu cũng quay về phía gió biển đến” (sách Thiên nhiên Việt Nam-Lê Bá Thảo, NXB KH & KT Hà Nội). Ấy thế mà sao cái “tâm thế lục địa” vẫn lấn át “cảm hứng đại dương”?
Đứng trước Thái Bình Dương bao la
mà vẫn không có được cái “cảm hứng đại dương”
để vươn ra biển thì quả “có vấn đề”!
Đứng trước biển nhưng không có cái tâm thế vươn ra biển mà lại dồn sức đắp đê để giữ lấy “tấc đất tấc vàng” của nghề trồng lúa nước, con trâu đi trước cái cày theo sau của cái nghiệp “nông vi bản”. Đã từng đánh thắng những trận thủy chiến lớn nhưng vẫn không có nổi thuyền chiến tầm cỡ, không có thuyền buôn lớn vượt biển. Cần lưu ý rằng đạo quân xâm lược viễn chinh ở thế kỉ XIII từng kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn trải từ bờ Thái Bình Dương đến bên kia Hắc Hải nhưng lại bị đánh bại bởi đòn quyết chiến chiến lược nơi cửa sông Bạch Đằng! Khí phách và cảm hứng của Bà Triệu muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp dường sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông chắc chắn đã truyền lại cho con cháu mình lập nên chiến công hiển hách trên biển ấy.
Vậy cớ sao cái tâm thế trì trệ, quanh quẩn với cái ao nhà chật hẹp, tù túng vẫn lấn át nặng nề? Đứng trước Thái Bình Dương bao la mà vẫn không có được cái “cảm hứng đại dương” để vươn ra biển thì quả “có vấn đề”!
Đã dám khẳng định “có cứng mới đứng đầu gió” và đã mấy ngàn năm thực sự đứng đầu gió như vậy, thế nhưng lại bị cái khung tư duy “ao nhà” thít chặt đầu óc, không dám mở cửa, không dám vươn xa đành tự nhốt mình trong bảo thủ “dù trong dù đục ao nhà đã quen”.
Cái “đã quen” này đã dập tắt mọi tìm tòi sáng tạo, bỏ lỡ bao thời cơ để đưa đất nước bứt lên. Nhẫn nhục, cam chịu, không dám đổi mới và bứt phá là nét đặc trưng của con người tiểu kỷ. Từ cách sản xuất cũng như cách sống đều được dẫn dắt bởi chủ nghĩa kinh nghiệm, lại được củng cố bằng phương châm: kế tiếp, làm theo, không thay đổi của đạo đức học Nho giáo. Cung cách ấy bóp chết mọi khát vọng của lớp trẻ. Thế rồi cái quán tính bảo thủ và trì trệ xưa kia với những khuyết tật của con người tiểu kỷ dã dễ dàng hóa thân vào con người đạo đức giả, sản phẩm của giáo điều, bảo thủ và sự áp đặt mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp xa rời thực tế cuộc sống.
Đời sống càng trì trệ, tính năng động xã hội càng thấp thì kiểu người này càng có đất dụng võ, làm trầm trọng thêm sự trì trệ. Thế nhưng khi dòng chảy của cuộc sống ào tạt tuôn trào, kiểu người ấy sẽ giống như váng bẩn bị cuốn dạt vào hai bên bờ. Tuy nổi lên trên mặt nước, song những thứ đó chỉ có thể nhất thời làm vẩn đục, làm chậm dòng chảy chứ không chặn được dòng sông cuộc sống.
Để triển khai hết gân sức kéo căng cánh buồm thời đại, đón gió đại dương phải dám nhìn lại mình, biết rũ bỏ những khuyết tật và yếu kém của chính mình. Đấy là bản lĩnh của người biết chủ động đón nhận thách thức, biến thách thức thành vận hội để đưa đất nước bứt lên. Những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục đơn thuần của quá khứ sẽ cảm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi.
Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại. Trì trệ, bảo thủ đúng là có nhưng nếu chỉ có thế thì dân tộc này diệt vong từ lâu rồi. Ông cha ta từng quật cường, sáng tạo trong dựng nước và giữ nước. Chính nhờ có bản lĩnh ấy, khí phách ấy mà hơn một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt không bị đồng hóa, âm ỉ nuôi dưỡng ngọn lửa quật khởi để bùng lên bằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và liên tục những cuộc khởi nghĩa khác dẫn đến chiến thắng lừng lẫy trên sông Như Nguyệt, để ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất”:
Vậy cớ sao cái tâm thế trì trệ, quanh quẩn với cái ao nhà chật hẹp, tù túng vẫn lấn át nặng nề? Đứng trước Thái Bình Dương bao la mà vẫn không có được cái “cảm hứng đại dương” để vươn ra biển thì quả “có vấn đề”!
Đã dám khẳng định “có cứng mới đứng đầu gió” và đã mấy ngàn năm thực sự đứng đầu gió như vậy, thế nhưng lại bị cái khung tư duy “ao nhà” thít chặt đầu óc, không dám mở cửa, không dám vươn xa đành tự nhốt mình trong bảo thủ “dù trong dù đục ao nhà đã quen”.
Cái “đã quen” này đã dập tắt mọi tìm tòi sáng tạo, bỏ lỡ bao thời cơ để đưa đất nước bứt lên. Nhẫn nhục, cam chịu, không dám đổi mới và bứt phá là nét đặc trưng của con người tiểu kỷ. Từ cách sản xuất cũng như cách sống đều được dẫn dắt bởi chủ nghĩa kinh nghiệm, lại được củng cố bằng phương châm: kế tiếp, làm theo, không thay đổi của đạo đức học Nho giáo. Cung cách ấy bóp chết mọi khát vọng của lớp trẻ. Thế rồi cái quán tính bảo thủ và trì trệ xưa kia với những khuyết tật của con người tiểu kỷ dã dễ dàng hóa thân vào con người đạo đức giả, sản phẩm của giáo điều, bảo thủ và sự áp đặt mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp xa rời thực tế cuộc sống.
Đời sống càng trì trệ, tính năng động xã hội càng thấp thì kiểu người này càng có đất dụng võ, làm trầm trọng thêm sự trì trệ. Thế nhưng khi dòng chảy của cuộc sống ào tạt tuôn trào, kiểu người ấy sẽ giống như váng bẩn bị cuốn dạt vào hai bên bờ. Tuy nổi lên trên mặt nước, song những thứ đó chỉ có thể nhất thời làm vẩn đục, làm chậm dòng chảy chứ không chặn được dòng sông cuộc sống.
Để triển khai hết gân sức kéo căng cánh buồm thời đại, đón gió đại dương phải dám nhìn lại mình, biết rũ bỏ những khuyết tật và yếu kém của chính mình. Đấy là bản lĩnh của người biết chủ động đón nhận thách thức, biến thách thức thành vận hội để đưa đất nước bứt lên. Những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục đơn thuần của quá khứ sẽ cảm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi.
Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại. Trì trệ, bảo thủ đúng là có nhưng nếu chỉ có thế thì dân tộc này diệt vong từ lâu rồi. Ông cha ta từng quật cường, sáng tạo trong dựng nước và giữ nước. Chính nhờ có bản lĩnh ấy, khí phách ấy mà hơn một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt không bị đồng hóa, âm ỉ nuôi dưỡng ngọn lửa quật khởi để bùng lên bằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và liên tục những cuộc khởi nghĩa khác dẫn đến chiến thắng lừng lẫy trên sông Như Nguyệt, để ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất”:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư...”.
Ý dân là ý trời, Bác Hồ luôn nhắc điều đó. Vả chăng lịch sử là một sự vận động trong thế tương quan giữa nhiều lực lượng nhằm tìm ra một hợp lực, vạch ra con đường đi của nó. Cái hợp lực tạo ra sức mạnh của một dân tộc, viết nên những trang hào hùng của lịch sử dân tộc chính là ý chí và khát vọng của nhân dân. “Quyền hành và lực lượng đều nơi dân”. Đó là sự đúc kết kinh nghiệm lịch sử và chân lý lịch sử.
Trên con thuyền đất nước bây giờ đây dong buồm ra khơi, ngoái nhìn lại những thác ghềnh của lịch sử, thật không khỏi ngạc nhiên và tự dằn vặt mình tại sao lại tự trói tay, trói chân mình trong một thời gian quá dài đến vậy. Thế rồi “cùng tắc biến, biến tắc thông”, bị dồn dến chân tường, cuộc sống phải tự mở lấy đường thoát trong một thế giới đầy biến động mà chuẩn mực chính là sự thay đổi. Sức mạnh của những khả năng thích nghi và đổi mới của thời đại đã tạo nên những hợp trội của tiến hóa, tạo ra đường nét những trật tự mới có chất lượng tổ chức cao hơn.
Dòng sông cuộc sống đang đổ vào một khúc quanh uốn lượn ngoạn mục, hấp dẫn và đầy kịch tính của năm 2007 bước vào 2008. “Con mắt và trái tim của chúng ta vì vậy sẽ không chỉ dừng lại ở đường bờ biển thường được biểu diễn bằng một nét vẽ mảnh trên bản đồ: Những phần đất nổi và đất nằm dưới mặt biển mà chúng ta có trách nhiệm xây dựng, khai thác và bảo vệ rộng lớn hơn nhiều…” (sách Thiên nhiên Việt Nam).
Trách nhiệm ấy chính là mệnh lệnh của trái tim. Và trong thế kỉ của hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI, thế kỷ của bộ não, mệnh lệnh của trái tim ấy sẽ đốt lên ngọn lửa của tư duy đổi mới và sáng tạo để tạo nên một chuyển đổi cách mạng: hướng ra biển, mở ra chân trời mới của phát triển và hội nhập.
Trên con thuyền đất nước bây giờ đây dong buồm ra khơi, ngoái nhìn lại những thác ghềnh của lịch sử, thật không khỏi ngạc nhiên và tự dằn vặt mình tại sao lại tự trói tay, trói chân mình trong một thời gian quá dài đến vậy. Thế rồi “cùng tắc biến, biến tắc thông”, bị dồn dến chân tường, cuộc sống phải tự mở lấy đường thoát trong một thế giới đầy biến động mà chuẩn mực chính là sự thay đổi. Sức mạnh của những khả năng thích nghi và đổi mới của thời đại đã tạo nên những hợp trội của tiến hóa, tạo ra đường nét những trật tự mới có chất lượng tổ chức cao hơn.
Dòng sông cuộc sống đang đổ vào một khúc quanh uốn lượn ngoạn mục, hấp dẫn và đầy kịch tính của năm 2007 bước vào 2008. “Con mắt và trái tim của chúng ta vì vậy sẽ không chỉ dừng lại ở đường bờ biển thường được biểu diễn bằng một nét vẽ mảnh trên bản đồ: Những phần đất nổi và đất nằm dưới mặt biển mà chúng ta có trách nhiệm xây dựng, khai thác và bảo vệ rộng lớn hơn nhiều…” (sách Thiên nhiên Việt Nam).
Trách nhiệm ấy chính là mệnh lệnh của trái tim. Và trong thế kỉ của hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI, thế kỷ của bộ não, mệnh lệnh của trái tim ấy sẽ đốt lên ngọn lửa của tư duy đổi mới và sáng tạo để tạo nên một chuyển đổi cách mạng: hướng ra biển, mở ra chân trời mới của phát triển và hội nhập.
GS Tương Lai
(Pháp Luật TP.HCM)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire