Sáng nay, trời se lạnh. Cái lạnh nhè nhẹ ùa đến khi anh đang uống cà phê ở lề đường một buổi sáng chủ nhật. Đường phố thật vắng vẻ và êm ả. Không ồn ào, đông đúc như những ngày khác. Cái không khí yên ả và lành lạnh ấy mang đến cảm giác thật dễ chịu khiến lòng anh cảm thấy lâng lâng…
Trời đất này giống tết quá! Anh thầm nói.
Không hiểu sao, chưa khi nào anh cảm thấy… ghét tết. Đồng nghiệp thường bảo anh là trẻ con mỗi khi nghe anh say sưa nói về tết. Thật lạ. Tại sao người ta hay đánh đồng những người thích tết với trẻ con nhỉ?!
Tết, đối với trẻ con có nghĩa là được nhận những bao lì xì đỏ từ ông bà, cha mẹ, người thân; được may quần, áo mới, có giày, dép mới, được nhai kẹo, bánh, mứt… Thế nhưng, với đứa trẻ là anh ngày trước, những món quà thông thường ấy lại là thứ quá xa xỉ.
Thuở nhỏ, nhà anh rất nghèo. Có thể nói là nghèo nhất xóm - một khu lao động nghèo ở quận 4. Bố mất sớm khi anh mới 3 tuổi, đứa em gái út chưa được đầy năm. Cả nhà 8 miệng ăn nhưng chỉ có mẹ anh, một bà mẹ trẻ chưa tới 40 tuổi, là có khả năng làm ra tiền, còn lại là một lũ lóc nhóc đang tuổi ăn, tuổi lớn. Cả nhà sống “bám” vào cái bàn máy may của mẹ trong căn nhà làm bằng gỗ thông xiêu vẹo giống như tháp nghiêng Pisa nổi tiếng của Ý vậy.
Trời đất này giống tết quá! Anh thầm nói.
Không hiểu sao, chưa khi nào anh cảm thấy… ghét tết. Đồng nghiệp thường bảo anh là trẻ con mỗi khi nghe anh say sưa nói về tết. Thật lạ. Tại sao người ta hay đánh đồng những người thích tết với trẻ con nhỉ?!
Tết, đối với trẻ con có nghĩa là được nhận những bao lì xì đỏ từ ông bà, cha mẹ, người thân; được may quần, áo mới, có giày, dép mới, được nhai kẹo, bánh, mứt… Thế nhưng, với đứa trẻ là anh ngày trước, những món quà thông thường ấy lại là thứ quá xa xỉ.
Thuở nhỏ, nhà anh rất nghèo. Có thể nói là nghèo nhất xóm - một khu lao động nghèo ở quận 4. Bố mất sớm khi anh mới 3 tuổi, đứa em gái út chưa được đầy năm. Cả nhà 8 miệng ăn nhưng chỉ có mẹ anh, một bà mẹ trẻ chưa tới 40 tuổi, là có khả năng làm ra tiền, còn lại là một lũ lóc nhóc đang tuổi ăn, tuổi lớn. Cả nhà sống “bám” vào cái bàn máy may của mẹ trong căn nhà làm bằng gỗ thông xiêu vẹo giống như tháp nghiêng Pisa nổi tiếng của Ý vậy.
Nồi bánh chưng ngày tết vẫn là
niềm vui thích của nhừng trẻ nghèo.
Hồi đó, Sài Gòn mới được giải phóng vài năm và đang trong thời kỳ bao cấp, cuộc sống rất khó khăn. Cái nghề may, vá quần áo của mẹ anh chỉ kiếm được dăm ba đồng để cho đàn con được bữa cơm, bữa cháo qua ngày. Mà bữa cơm ngày ấy thì khoai sắn là thành phần chủ yếu.
Quanh năm suốt tháng, mẹ anh làm quần quật cũng chỉ kiếm được đến thế. Chỉ tới tháng chạp, khi mọi người may quần áo mới nhiều hơn thì bà mới kiếm thêm được chút đỉnh tiền để lo cho mấy anh em.
Ai đó đã nói: “Thợ may là cái nghề chỉ lo làm đẹp cho người khác…”. Chẳng khi nào bà có thể may nổi cho mình một bộ đồ trước đêm giao thừa. Chỉ lo cho mấy anh em mỗi đứa một bộ quần áo mới đã buộc bà phải nỗ lực hết sức rồi. Đó cũng là bộ quần áo duy nhất trong năm bà có thể may cho các con. Vì thế, nó rất đa năng: vừa để diện đi học, vừa để đi chơi…
Tuy thiếu thốn, khó khăn nhưng mỗi lần tết đến bà cũng gói bánh tét và ngâm kiệu, ráng lo cho các con có cái tết. Cả năm ăn uống thiếu thốn, ngày tết chí ít cũng phải có nồi bánh. Mỗi lần mẹ nấu bánh, cậu bé con là anh đều “xung phong” thức canh bếp lửa. Gì thì đó cũng là sự kiện trọng đại trong gia đình. Trong sương khuya lạnh của trời đêm, được ngồi bên bếp lửa bừng bừng cháy, tán dóc với lũ bạn kể cũng lãng mạn ra phết.
Thời bao cấp, tết đến, mỗi nhà được nhà nước bán cho một số nhu yếu phẩm giá rẻ như: vài trăm gram bột ngọt, đường, dăm mét vải, một ít mứt, hai bánh pháo (một pháo trung, một pháo tiểu – hồi đó con nít hay gọi là pháo chuột vì viên pháo bé tí, nhỏ hơn đầu đũa)… Những nhà quá nghèo thường phải bán bớt đi một phần để có thêm ít tiền lo việc khác. Nhà anh cũng như thế. Có năm, cả bánh pháo trung – thứ mà những đứa trẻ trai như anh rất mê cũng phải bán đi, chỉ để lại mỗi bánh pháo chuột.
Năm đó, anh cùng hai người anh đã lập ra cả một kế hoạch “vĩ đại” để làm sao lắng nghe được tiếng pháo chuột của mình giữa một trời tiếng pháo trung, thi thoảng kèm theo tiếng pháo đại đì đùng vào thời khắc giao thừa.
11 giờ 50 đêm giao thừa, mấy anh chị em đã tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Mẹ anh dọn dẹp cái bàn máy may và chuẩn bị các thứ để cúng giao thừa. Nhiệm vụ của anh là “dán” mắt vào chiếc đồng hồ để bàn cũ kỹ chạy bằng dây cót, hai người anh thì lo đốt lửa và châm ngòi pháo. Ngày đó, hầu như nhà nào cũng chờ đúng 12 giờ, khi tiếng còi tàu đậu ở cảng Sài Gòn đồng loạt vang lên thì mới bắt đầu thắp nhang và đốt pháo, báo hiệu thời khắc linh diệu giao thừa. Tít, tắc, tít, tắc… chiếc đồng hồ chậm rãi đếm thời gian.
“Đốt” – anh đanh giọng ra lệnh. Lập tức tiếng pháo chuột trước nhà vang lên: tạch, tạch, tạch… một cách ngạo nghễ. Liền sau đó chưa đầy 1 phút tiếng còi tàu vang lên, tiếp theo sau là tiếng pháo nổ giòn giã ở khắp nơi. Năm mới bắt đầu. Cả 3 anh em nhảy lên vui sướng vì “kế hoạch” đã thành công.
Khi tiếng pháo lắng xuống, mùi hương của nhang đã bay đi, mẹ đốt giấy tiền, hàng mã rồi mang dĩa trái cây có vài trái quýt, 1 trái xoài cùng dĩa mứt thèo lèo, cứt chuột vừa cúng ra mấy mẹ con cùng ăn và nói chuyện, vui đùa… mừng năm mới.
Sáng mùng một, mẹ anh dậy từ sớm nấu cơm để cúng ông bà. Anh cũng dậy sớm phụ mẹ nấu nước pha trà, sau đó lẻn đi ra ngoài lượm mấy quả pháo tịt mà không dám để bà biết, cũng như không để cho những đứa trẻ khác thấy vì xấu hổ. Cúng xong, cả nhà cùng ăn cơm.
Ba ngày tết cả nhà thường chỉ quây quần bên nhau, ăn xong thì chơi lô tô, đói thì lại ăn… Sự đời nhiều lúc thật oái oăm. Nhà nghèo, thiếu thốn thường ăn nhiều, nhà giàu, dư dả lại ăn ít. Nồi thịt kho tàu của mẹ – món ăn đắt giá nhất – chỉ “cầm cự” được hai hôm, đến mùng 3 thì chỉ còn nước.
Mấy ngày tết, không giống như nhà hàng xóm, nhà anh hiếm kẻ đến thăm. Có lẽ do nhà nghèo quá. Vì thế, chưa khi nào anh em anh nhận được những bao lì xì đỏ. Mẹ anh vì túng bấn cũng không nghĩ đến việc mừng tuổi cho các con. Mùng 2 tết, được mẹ dẫn về nhà bà ngoại ở quận 11, nơi cậu bé hy vọng sẽ được mừng tuổi nhưng không hiểu sao, dù khá giả, bà và các bác anh chưa một lần móc túi lì xì cho cháu. Anh chỉ biết thèm thuồng nhìn mấy đứa hàng xóm khoe khoang những bao lì xì đỏ.
Rồi mấy ngày tết cũng qua mau. Có lẽ, cái cảm giác ăn tết thiếu thốn làm anh luôn ước ngày tết dài thêm…
Quanh năm suốt tháng, mẹ anh làm quần quật cũng chỉ kiếm được đến thế. Chỉ tới tháng chạp, khi mọi người may quần áo mới nhiều hơn thì bà mới kiếm thêm được chút đỉnh tiền để lo cho mấy anh em.
Ai đó đã nói: “Thợ may là cái nghề chỉ lo làm đẹp cho người khác…”. Chẳng khi nào bà có thể may nổi cho mình một bộ đồ trước đêm giao thừa. Chỉ lo cho mấy anh em mỗi đứa một bộ quần áo mới đã buộc bà phải nỗ lực hết sức rồi. Đó cũng là bộ quần áo duy nhất trong năm bà có thể may cho các con. Vì thế, nó rất đa năng: vừa để diện đi học, vừa để đi chơi…
Tuy thiếu thốn, khó khăn nhưng mỗi lần tết đến bà cũng gói bánh tét và ngâm kiệu, ráng lo cho các con có cái tết. Cả năm ăn uống thiếu thốn, ngày tết chí ít cũng phải có nồi bánh. Mỗi lần mẹ nấu bánh, cậu bé con là anh đều “xung phong” thức canh bếp lửa. Gì thì đó cũng là sự kiện trọng đại trong gia đình. Trong sương khuya lạnh của trời đêm, được ngồi bên bếp lửa bừng bừng cháy, tán dóc với lũ bạn kể cũng lãng mạn ra phết.
Thời bao cấp, tết đến, mỗi nhà được nhà nước bán cho một số nhu yếu phẩm giá rẻ như: vài trăm gram bột ngọt, đường, dăm mét vải, một ít mứt, hai bánh pháo (một pháo trung, một pháo tiểu – hồi đó con nít hay gọi là pháo chuột vì viên pháo bé tí, nhỏ hơn đầu đũa)… Những nhà quá nghèo thường phải bán bớt đi một phần để có thêm ít tiền lo việc khác. Nhà anh cũng như thế. Có năm, cả bánh pháo trung – thứ mà những đứa trẻ trai như anh rất mê cũng phải bán đi, chỉ để lại mỗi bánh pháo chuột.
Năm đó, anh cùng hai người anh đã lập ra cả một kế hoạch “vĩ đại” để làm sao lắng nghe được tiếng pháo chuột của mình giữa một trời tiếng pháo trung, thi thoảng kèm theo tiếng pháo đại đì đùng vào thời khắc giao thừa.
11 giờ 50 đêm giao thừa, mấy anh chị em đã tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Mẹ anh dọn dẹp cái bàn máy may và chuẩn bị các thứ để cúng giao thừa. Nhiệm vụ của anh là “dán” mắt vào chiếc đồng hồ để bàn cũ kỹ chạy bằng dây cót, hai người anh thì lo đốt lửa và châm ngòi pháo. Ngày đó, hầu như nhà nào cũng chờ đúng 12 giờ, khi tiếng còi tàu đậu ở cảng Sài Gòn đồng loạt vang lên thì mới bắt đầu thắp nhang và đốt pháo, báo hiệu thời khắc linh diệu giao thừa. Tít, tắc, tít, tắc… chiếc đồng hồ chậm rãi đếm thời gian.
“Đốt” – anh đanh giọng ra lệnh. Lập tức tiếng pháo chuột trước nhà vang lên: tạch, tạch, tạch… một cách ngạo nghễ. Liền sau đó chưa đầy 1 phút tiếng còi tàu vang lên, tiếp theo sau là tiếng pháo nổ giòn giã ở khắp nơi. Năm mới bắt đầu. Cả 3 anh em nhảy lên vui sướng vì “kế hoạch” đã thành công.
Khi tiếng pháo lắng xuống, mùi hương của nhang đã bay đi, mẹ đốt giấy tiền, hàng mã rồi mang dĩa trái cây có vài trái quýt, 1 trái xoài cùng dĩa mứt thèo lèo, cứt chuột vừa cúng ra mấy mẹ con cùng ăn và nói chuyện, vui đùa… mừng năm mới.
Sáng mùng một, mẹ anh dậy từ sớm nấu cơm để cúng ông bà. Anh cũng dậy sớm phụ mẹ nấu nước pha trà, sau đó lẻn đi ra ngoài lượm mấy quả pháo tịt mà không dám để bà biết, cũng như không để cho những đứa trẻ khác thấy vì xấu hổ. Cúng xong, cả nhà cùng ăn cơm.
Ba ngày tết cả nhà thường chỉ quây quần bên nhau, ăn xong thì chơi lô tô, đói thì lại ăn… Sự đời nhiều lúc thật oái oăm. Nhà nghèo, thiếu thốn thường ăn nhiều, nhà giàu, dư dả lại ăn ít. Nồi thịt kho tàu của mẹ – món ăn đắt giá nhất – chỉ “cầm cự” được hai hôm, đến mùng 3 thì chỉ còn nước.
Mấy ngày tết, không giống như nhà hàng xóm, nhà anh hiếm kẻ đến thăm. Có lẽ do nhà nghèo quá. Vì thế, chưa khi nào anh em anh nhận được những bao lì xì đỏ. Mẹ anh vì túng bấn cũng không nghĩ đến việc mừng tuổi cho các con. Mùng 2 tết, được mẹ dẫn về nhà bà ngoại ở quận 11, nơi cậu bé hy vọng sẽ được mừng tuổi nhưng không hiểu sao, dù khá giả, bà và các bác anh chưa một lần móc túi lì xì cho cháu. Anh chỉ biết thèm thuồng nhìn mấy đứa hàng xóm khoe khoang những bao lì xì đỏ.
Rồi mấy ngày tết cũng qua mau. Có lẽ, cái cảm giác ăn tết thiếu thốn làm anh luôn ước ngày tết dài thêm…
***
Dòng cảm xúc dẫn anh về nhà sớm hơn những lần uống cà phê vỉa hè khác. Nhìn con gái nhỏ nô đùa trước nhà, anh thầm nghĩ không biết rồi đây khi lớn lên nó sẽ cảm nhận như thế nào về những cái tết thời thơ ấu của mình.
Xuân Mậu Tý
Ngọc Khanh
Ngọc Khanh
Tùy bút
SGGP, Thứ ba, 05/02/2008, 12:51 (GMT+7)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire