TT - Trong góc quán phở Nam Định tuềnh toàng ở gần ga Sài Gòn, có một nhóm thanh niên chờ tàu về Bắc ăn tết. Họ gồm ba chàng trai và một cô gái. Cậu trai khỏe mạnh, tên Quân sẽ lên tàu trong ít giờ nữa, số còn lại là những người đưa tiễn.
Ai cũng háo hức, nóng lòng giờ phút khởi hành. Háo hức nhất tất nhiên là Quân. Chắc thế, nên để xóa đi cảm giác sốt ruột, Quân bèn dỡ đồ ra xếp lại. Hành trang trong chiếc túi du lịch loại trung được lôi ra để trên nền đất và lại lần lượt sắp vào như cũ. Đầu tiên, dưới đáy, là quần áo. Bốn cặp mắt chăm chú, vừa ngắm nghía từng món đồ đạc, vừa ríu rít châm chọc, chia vui với người được về quê. Không khí tết của họ khiến tôi vui lây, tò mò nghe góp.
- Mang gì mà mang lắm thế? (Lắm gì. Toàn quần áo mặc đấy. Lạnh bỏ mẹ, chứ tưởng - Quân thanh minh).
- À, những hai quần jean nhé! - Như khám phá được điều bí mật, một người bạn reo lên.
- Tặng bồ, đúng không? - cậu trai kia chất vấn.
- Bồ gì. Tiền đâu mà đòi lấy vợ - tiếng cô gái khúc khích.
- Cần gì tiền. "Tay không bắt giặc" chứ - cánh con trai cười khoái chí.
Hết lượt quần áo đến lượt quà tết. Không nhiều. Tất cả được xếp lên trên cùng. Nâng niu, nhẹ nhàng như với trang sức, vòng vàng đá quí: một túi quần áo trẻ con màu xanh đỏ, tím vàng; ba gói kẹo Biên Hòa; ba gói cà phê; một gói bột ngọt cũng của Biên Hòa. (Chắc cậu trai này là công nhân khu công nghiệp nào đó ở Đồng Nai - tôi đoán).
- Cái này cho con cái Tính đúng không ? Bác trai này cũng biết lo cho cháu đấy nhỉ - cô gái cầm túi quần áo lên ngắm nghía.
- Mày định mang cà phê về pha cho cả xóm uống à? (Có đâu. Một gói biếu cụ Đối, một gói biếu ông Trường; còn gói này để ở nhà uống chung - Quân giải thích).
- Thế còn kẹo?
Cầm từng gói kẹo, Quân xướng tên: Gói này cho lũ con bà Lừng; gói này con chú Tần; còn gói này con bà Hảo. Trẻ con đầy nhóc.
- Thằng này ngu. Kẹo đâu chả có, sao không về Nam Định mua. Xách làm gì cho nó nặng - một cậu trai chì chiết.
Quân: Tiền đâu? Ông phải mua dần mỗi tháng một tí đấy.
Cả lũ cười. Cô gái lén nhìn về phía tôi, có vẻ như ngượng thay cho bạn.
Có gì mà ngượng. Buồn thôi. Tự nhiên tôi thấy buồn. Một lũ con trai khỏe mạnh, đi làm công xa quê. Quà tết chúng mang về tính đếm từng suất, chu đáo, không thiếu một ai. Nhưng nghèo, thật nghèo. Nghèo hệt như tôi ngày xưa. Cách nay hơn 30 năm, tôi cũng từng chăm chút từng suất quà y hệt nhóm thanh niên này. Y hệt thế.
- Mang gì mà mang lắm thế? (Lắm gì. Toàn quần áo mặc đấy. Lạnh bỏ mẹ, chứ tưởng - Quân thanh minh).
- À, những hai quần jean nhé! - Như khám phá được điều bí mật, một người bạn reo lên.
- Tặng bồ, đúng không? - cậu trai kia chất vấn.
- Bồ gì. Tiền đâu mà đòi lấy vợ - tiếng cô gái khúc khích.
- Cần gì tiền. "Tay không bắt giặc" chứ - cánh con trai cười khoái chí.
Hết lượt quần áo đến lượt quà tết. Không nhiều. Tất cả được xếp lên trên cùng. Nâng niu, nhẹ nhàng như với trang sức, vòng vàng đá quí: một túi quần áo trẻ con màu xanh đỏ, tím vàng; ba gói kẹo Biên Hòa; ba gói cà phê; một gói bột ngọt cũng của Biên Hòa. (Chắc cậu trai này là công nhân khu công nghiệp nào đó ở Đồng Nai - tôi đoán).
- Cái này cho con cái Tính đúng không ? Bác trai này cũng biết lo cho cháu đấy nhỉ - cô gái cầm túi quần áo lên ngắm nghía.
- Mày định mang cà phê về pha cho cả xóm uống à? (Có đâu. Một gói biếu cụ Đối, một gói biếu ông Trường; còn gói này để ở nhà uống chung - Quân giải thích).
- Thế còn kẹo?
Cầm từng gói kẹo, Quân xướng tên: Gói này cho lũ con bà Lừng; gói này con chú Tần; còn gói này con bà Hảo. Trẻ con đầy nhóc.
- Thằng này ngu. Kẹo đâu chả có, sao không về Nam Định mua. Xách làm gì cho nó nặng - một cậu trai chì chiết.
Quân: Tiền đâu? Ông phải mua dần mỗi tháng một tí đấy.
Cả lũ cười. Cô gái lén nhìn về phía tôi, có vẻ như ngượng thay cho bạn.
Có gì mà ngượng. Buồn thôi. Tự nhiên tôi thấy buồn. Một lũ con trai khỏe mạnh, đi làm công xa quê. Quà tết chúng mang về tính đếm từng suất, chu đáo, không thiếu một ai. Nhưng nghèo, thật nghèo. Nghèo hệt như tôi ngày xưa. Cách nay hơn 30 năm, tôi cũng từng chăm chút từng suất quà y hệt nhóm thanh niên này. Y hệt thế.
...Bỗng từ xa vẳng về tiếng còi tàu. Hình như cả tiếng còi tàu cũng thế. Giống hệt xưa.
AN BÌNH MINH
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire