(TBKTSG Online) - Khen Trịnh Công Sơn quả là thừa. Nhưng không thể không thốt lên “Sao mà tinh tế đến thế!” khi hát thầm đoạn ca từ nói về mùa Xuân Sài Gòn của ông.
“… Sài Gòn mùa Xuân còn thoáng lá vàng bay;
Có mùa Thu nào đang ở lại;
Mặt đường bình yên, hiền ngoan như con suối;
Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời …”
(Thành phố mùa Xuân)
Đúng là Sài Gòn vào Xuân thật lạ so với chính nó. Thành phố phương Nam chỉ hai mùa mưa nắng vậy mà cứ cuối năm trời lạnh se lạnh, nắng hanh hanh, lác đác vài chiếc lá vàng rơi… cứ như là bóng dáng mùa Thu còn đâu đây – một mùa Thu lãng đãng như vẫn thường thấy ở Hà Nội, Huế… ở trong thơ ca.
Nhưng cái mùa Thu sót lại ấy của Sài Gòn lại vẫn rất khác những nơi khác, vẫn rất Sài Gòn. Nhất là trong mùa Tết.
Những ngày giáp Tết và bước vào năm mới, khi mà ở hầu khắp các nơi khác, phố phường tấp nập đông vui với cảnh người người ùa ra đường đi du Xuân, chúc Tết “ngựa xe như nước, áo quấn như nêm”, thì đường phố Sài Gòn thưa thớt xe cộ, bình yên một cách lạ lùng. Không kẹt xe, không va quẹt, không chen chúc ồn ào khói bụi như mọi ngày trước đó. Cũng không tất bật, hối hả. Các con đường như rộng ra, thênh thang, không còn “đáng sợ”. Quá ngoan hiền và được điểm tô rất đẹp. Có những đoạn đường hoa vàng (hoa lim sét và hoa muồng) rực lên từng mảng và trước hiên nhiều ngôi nhà là hoa mai - cũng nhuốm vàng những góc sân. Tha hồ cho người đi đường thong dong ngắm nhìn phố xá, cây cối - chuyện khá “xa xỉ” ở đây.
“Mặt đường bình yên, hiền ngoan như con suối;
Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời …”
Sài Gòn lắng mình, hiền hòa trong nắng Xuân tươi trong. Như thể nó chẳng hề biết đến sự náo nhiệt, xô bồ, hỗn độn trước và sau đó, như thể nó tìm thấy sự bình yên sau gần một năm gồng gánh biết bao nhọc nhằn, háo hức, suồng sã, bao nhiêu khát vọng và thất vọng…
“Sài Gòn mùa Xuân còn thoáng lá vàng rơi;
Có mùa Thu nào đang ở lại …”
Nhiều năm ở lại Sài Gòn ăn Tết, cái hình ảnh “mùa thu đang ở lại, với hoa vàng… lộng lẫy và mặt đường hiền ngoan…” mang lại niềm vui, nguồn an ủi cho tôi - kẻ xa quê. Cho nên tôi yêu một Sài Gòn như thế, dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi của mùa Xuân.
“… Sài Gòn mùa Xuân còn thoáng lá vàng bay;
Có mùa Thu nào đang ở lại;
Mặt đường bình yên, hiền ngoan như con suối;
Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời …”
(Thành phố mùa Xuân)
Đúng là Sài Gòn vào Xuân thật lạ so với chính nó. Thành phố phương Nam chỉ hai mùa mưa nắng vậy mà cứ cuối năm trời lạnh se lạnh, nắng hanh hanh, lác đác vài chiếc lá vàng rơi… cứ như là bóng dáng mùa Thu còn đâu đây – một mùa Thu lãng đãng như vẫn thường thấy ở Hà Nội, Huế… ở trong thơ ca.
Nhưng cái mùa Thu sót lại ấy của Sài Gòn lại vẫn rất khác những nơi khác, vẫn rất Sài Gòn. Nhất là trong mùa Tết.
Những ngày giáp Tết và bước vào năm mới, khi mà ở hầu khắp các nơi khác, phố phường tấp nập đông vui với cảnh người người ùa ra đường đi du Xuân, chúc Tết “ngựa xe như nước, áo quấn như nêm”, thì đường phố Sài Gòn thưa thớt xe cộ, bình yên một cách lạ lùng. Không kẹt xe, không va quẹt, không chen chúc ồn ào khói bụi như mọi ngày trước đó. Cũng không tất bật, hối hả. Các con đường như rộng ra, thênh thang, không còn “đáng sợ”. Quá ngoan hiền và được điểm tô rất đẹp. Có những đoạn đường hoa vàng (hoa lim sét và hoa muồng) rực lên từng mảng và trước hiên nhiều ngôi nhà là hoa mai - cũng nhuốm vàng những góc sân. Tha hồ cho người đi đường thong dong ngắm nhìn phố xá, cây cối - chuyện khá “xa xỉ” ở đây.
“Mặt đường bình yên, hiền ngoan như con suối;
Kết hoa vàng cho lộng lẫy đời …”
Sài Gòn lắng mình, hiền hòa trong nắng Xuân tươi trong. Như thể nó chẳng hề biết đến sự náo nhiệt, xô bồ, hỗn độn trước và sau đó, như thể nó tìm thấy sự bình yên sau gần một năm gồng gánh biết bao nhọc nhằn, háo hức, suồng sã, bao nhiêu khát vọng và thất vọng…
“Sài Gòn mùa Xuân còn thoáng lá vàng rơi;
Có mùa Thu nào đang ở lại …”
Nhiều năm ở lại Sài Gòn ăn Tết, cái hình ảnh “mùa thu đang ở lại, với hoa vàng… lộng lẫy và mặt đường hiền ngoan…” mang lại niềm vui, nguồn an ủi cho tôi - kẻ xa quê. Cho nên tôi yêu một Sài Gòn như thế, dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi của mùa Xuân.
CÔNG THẮNG (Đầu Xuân Mậu Tý)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire