Người phương Tây mình viết về Tết Việt Nam không dễ đâu.
Thứ nhất là phải tránh những câu quen thuộc mà ra bút một cách "automatic" giống như câu "Xin cảm ơn và hẹn gặp lại" ra miệng các tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.
"Tết rất vui." "Những món ăn Tết rất ngon." "Các gia đình Việt Nam sống rất tình cảm với nhau". Còn nhiều câu nữa -- là những câu người phương Tây cho rằng người Việt Nam thích nghe, thế là nói cho“an toàn”, cho lịch sự… Người Tây mình cũng biết cách xã giao đây chứ !
Vấn đề không phải là những câu đấy có thật hay không. Chuyện các gia đình Việt Nam sống rất tình cảm với nhau sẽ ít người phương Tây phủ nhận. (Chuyện các món ăn Tết rất ngon có lẽ chủ quan hơn một chút). Văn hóa Việt Nam rất thân thiện, gà luộc rất ngon, cũng đúng mà thôi.Vấn đề là những câu đấy chỉ phản ánh một điều gọi là “sự thật lịch sự”. Còn “sự thật tự nhiên” thì sao ?
Người phương Tây thực sự nghĩ gì về Tết Việt Nam ?
Dĩ nhiên mình không phải đại diện của tất cả các người phương Tây hiện đang sống tại Việt Nam. Mình là người Canada, không đại diện cho người Pháp được (chẳng hạn), cũng như một người Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài không thể đại điện cho cộng đồng Campuchia. Nhưng đối với nhiều người bạn phương Tây của mình, đặc biệt là những người mới sang Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một lễ hội rất khó hiểu, một "bộ sưu tập" phong tục rất…“nước ngoài”. Mình có nhiều bạn rất…“sợ Tết”, họ đến nhà của gia đình Việt Nam không hiểu người ta đang nói gì, làm gì – cảm giác như một diễn viên đứng ngay giữa sân khấu bỗng nhiên không nghe thấy gì và quên hết thoại.
Nhưng ít người phương Tây sẽ trả lời báo chí vậy. "Mình sợ Tết lắm" có lẽ không khéo bằng câu "Các món ăn Tết rất ngon" (dù cảm thấy ngon hay không). Thế là đa số bài phỏng vấn người nước ngoài về Tết Việt Nam đọc tuơng đối giống nhau, tương đối “automatic”. Tết rất vui. Người Việt Nam rất thân thiện…
Phải thừa nhận rằng có một thời gian mình cũng là thành viên tích cực của câu lạc bộ sợ Tết Việt Nam. Một người Việt Nam không thể hiểu được cảm giác của một người nước ngoài ăn Tết ở Việt Nam mà chưa biết nhiều tiếng Việt. Trời ơi, ngại lắm! Xấu hổ lắm! Sao mọi người đang cười vậy? Mình có nên giả vờ cười hay không? Nếu mình không ăn hết món này thì họ có buồn không? Hay là nên để lại một chút trong bát nhỉ? Ôi, chị đấy vừa chúc mình cái gì nhỉ? Chết, anh ấy đang hỏi mình câu gì thế? Chết, chết, mình không hiểu câu đấy đâu. (Đàn ông Việt Nam càng say rượu càng đánh giá cao về trình độ tiếng Việt của khách mời nước ngoài đến chơi). Rất ngại, và đôi khi rất sợ.
Nhưng bây giờ mình đã bắt đầu yêu Tết Việt Nam rồi, không “sống trong sợ hãi” nữa. Yêu Tết vì hiểu Tết. Hiểu Tết vì hiểu tiếng Việt. Mình nghĩ để thực sự yêu Tết Việt Nam thì phải hiểu ngôn ngữ Việt Nam, không có cách nào khác đâu. Người ta đang nói chuyện vui vẻ với nhau mà mình không hiểu họ đang nói gì bao giờ sẽ dẫn đến cảm giác e ngại.
Thế giới chúng ta có hai loại lễ hội, xin được gọi là loại “lễ hội rối nước” và loại “lễ hội quan họ” cho ngắn. Một lễ hội rối nước” có nghĩa là một lễ hội trong đó người nước ngoài tham gia sẽ cảm thấy thú vị ngay từ đầu, không cần am hiểu về văn hóa hoặc ngôn ngữ gì cả. Lễ hội bò tót ở Tây Ban Nha là một lễ hội rối nước, cũng như lễ hội pho mát lăn tròn tại Anh, lễ hội tháng 10 tại Đức, Lễ hội Haloween tại Mỹ…
Còn một “lễ hội Quan họ” là một lễ hội mà ngưới nước ngoài tham gia phải hiểu về văn hóa hoặc ngôn ngữ mới cảm nhận được sự thú vì của nó. Nếu khán giả không biết gì về tiếng Việt thì một buổi biểu diễn quan họ sẽ “gây mệt” – đối với người hát thì bài nào cũng đặc sắc, đối với người nghe thì bài nào cũng giống bài nào! Giáng sinh của Canada là một lễ hội “quan họ”. Và đương nhiên Tết của Việt Nam cũng là một lễ hội rất rất quan họ, dù tổ chức ở Bắc Ninh hay Bắc cực.
Có nghĩa là ngôn ngữ Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của Tết Việt Nam (khác với một biểu diễn rối nước đấy chứ!) Lý do rất đơn giản: Tết là lễ hội vì gia đình, và các gia đình Việt Nam tiếp xúc với nhau bằng… ngôn ngữ Việt Nam. Tất nhiên Tết có nhiều phong tục và thói quen xung quanh việc tiếp xúc đó, nhưng mà bỏ qua.
Bỏ qua cây đào và cây quýt. Bỏ qua hoa mai và hoa giáp. Bỏ qua thịt heo và thịt bò. Bỏ qua bánh Tết và bánh chưng. Bỏ qua lời chúc và lời ca. Bỏ qua tiền đỏ và tiền xanh. Bỏ qua áo dài và áo ngắn. Bỏ qua ca-vát và ca vũ. Bỏ qua Tiết Liêu và tiết gà. Bỏ qua "gặp nhau cuối năm" và gặp nhau ga tầu. Bỏ qua Xuân Hinh và xuân khí...
Bỏ qua những phong tục và thói quen ấy đi – dù quá vui nhưng chúng nó chỉ là hoa quả thôi. Rễ cây là tình cảm của các gia đình Việt Nam, sự hiểu nhau, chia sẻ với nhau, mình nghĩ thế. Đó là ý nghĩa “đáng hiểu” nhất của Tết Việt Nam…vừa là đáng hiểu nhất, vừa là khó hiểu nhất – vì dựa trên ngôn ngữ.
Vậy thật là vui cho những người nước ngoài như mình mà dành thời gian học ngôn ngữ. Tr ước đây mình không hiểu quan họ lắm, chưa cảm nhận được sự thú vị của nó. Bây giờ mình đã thích rồi, thậm chí là hơi mê.
Một sự so sánh khác nhé: Tết Việt Nam giống mắm tôm, lần đầu tiên ăn sẽ cảm thấy không ngon lắm nhưng dần dần thì sẽ bị nghiện, một tháng không ăn cảm thấy thiếu thiếu. Hehe, Happy Tết everyone nhé!
Thứ nhất là phải tránh những câu quen thuộc mà ra bút một cách "automatic" giống như câu "Xin cảm ơn và hẹn gặp lại" ra miệng các tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines.
"Tết rất vui." "Những món ăn Tết rất ngon." "Các gia đình Việt Nam sống rất tình cảm với nhau". Còn nhiều câu nữa -- là những câu người phương Tây cho rằng người Việt Nam thích nghe, thế là nói cho“an toàn”, cho lịch sự… Người Tây mình cũng biết cách xã giao đây chứ !
Vấn đề không phải là những câu đấy có thật hay không. Chuyện các gia đình Việt Nam sống rất tình cảm với nhau sẽ ít người phương Tây phủ nhận. (Chuyện các món ăn Tết rất ngon có lẽ chủ quan hơn một chút). Văn hóa Việt Nam rất thân thiện, gà luộc rất ngon, cũng đúng mà thôi.Vấn đề là những câu đấy chỉ phản ánh một điều gọi là “sự thật lịch sự”. Còn “sự thật tự nhiên” thì sao ?
Người phương Tây thực sự nghĩ gì về Tết Việt Nam ?
Dĩ nhiên mình không phải đại diện của tất cả các người phương Tây hiện đang sống tại Việt Nam. Mình là người Canada, không đại diện cho người Pháp được (chẳng hạn), cũng như một người Việt Nam hiện đang sống ở nước ngoài không thể đại điện cho cộng đồng Campuchia. Nhưng đối với nhiều người bạn phương Tây của mình, đặc biệt là những người mới sang Việt Nam, Tết Nguyên Đán là một lễ hội rất khó hiểu, một "bộ sưu tập" phong tục rất…“nước ngoài”. Mình có nhiều bạn rất…“sợ Tết”, họ đến nhà của gia đình Việt Nam không hiểu người ta đang nói gì, làm gì – cảm giác như một diễn viên đứng ngay giữa sân khấu bỗng nhiên không nghe thấy gì và quên hết thoại.
Nhưng ít người phương Tây sẽ trả lời báo chí vậy. "Mình sợ Tết lắm" có lẽ không khéo bằng câu "Các món ăn Tết rất ngon" (dù cảm thấy ngon hay không). Thế là đa số bài phỏng vấn người nước ngoài về Tết Việt Nam đọc tuơng đối giống nhau, tương đối “automatic”. Tết rất vui. Người Việt Nam rất thân thiện…
Phải thừa nhận rằng có một thời gian mình cũng là thành viên tích cực của câu lạc bộ sợ Tết Việt Nam. Một người Việt Nam không thể hiểu được cảm giác của một người nước ngoài ăn Tết ở Việt Nam mà chưa biết nhiều tiếng Việt. Trời ơi, ngại lắm! Xấu hổ lắm! Sao mọi người đang cười vậy? Mình có nên giả vờ cười hay không? Nếu mình không ăn hết món này thì họ có buồn không? Hay là nên để lại một chút trong bát nhỉ? Ôi, chị đấy vừa chúc mình cái gì nhỉ? Chết, anh ấy đang hỏi mình câu gì thế? Chết, chết, mình không hiểu câu đấy đâu. (Đàn ông Việt Nam càng say rượu càng đánh giá cao về trình độ tiếng Việt của khách mời nước ngoài đến chơi). Rất ngại, và đôi khi rất sợ.
Nhưng bây giờ mình đã bắt đầu yêu Tết Việt Nam rồi, không “sống trong sợ hãi” nữa. Yêu Tết vì hiểu Tết. Hiểu Tết vì hiểu tiếng Việt. Mình nghĩ để thực sự yêu Tết Việt Nam thì phải hiểu ngôn ngữ Việt Nam, không có cách nào khác đâu. Người ta đang nói chuyện vui vẻ với nhau mà mình không hiểu họ đang nói gì bao giờ sẽ dẫn đến cảm giác e ngại.
Thế giới chúng ta có hai loại lễ hội, xin được gọi là loại “lễ hội rối nước” và loại “lễ hội quan họ” cho ngắn. Một lễ hội rối nước” có nghĩa là một lễ hội trong đó người nước ngoài tham gia sẽ cảm thấy thú vị ngay từ đầu, không cần am hiểu về văn hóa hoặc ngôn ngữ gì cả. Lễ hội bò tót ở Tây Ban Nha là một lễ hội rối nước, cũng như lễ hội pho mát lăn tròn tại Anh, lễ hội tháng 10 tại Đức, Lễ hội Haloween tại Mỹ…
Còn một “lễ hội Quan họ” là một lễ hội mà ngưới nước ngoài tham gia phải hiểu về văn hóa hoặc ngôn ngữ mới cảm nhận được sự thú vì của nó. Nếu khán giả không biết gì về tiếng Việt thì một buổi biểu diễn quan họ sẽ “gây mệt” – đối với người hát thì bài nào cũng đặc sắc, đối với người nghe thì bài nào cũng giống bài nào! Giáng sinh của Canada là một lễ hội “quan họ”. Và đương nhiên Tết của Việt Nam cũng là một lễ hội rất rất quan họ, dù tổ chức ở Bắc Ninh hay Bắc cực.
Có nghĩa là ngôn ngữ Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của Tết Việt Nam (khác với một biểu diễn rối nước đấy chứ!) Lý do rất đơn giản: Tết là lễ hội vì gia đình, và các gia đình Việt Nam tiếp xúc với nhau bằng… ngôn ngữ Việt Nam. Tất nhiên Tết có nhiều phong tục và thói quen xung quanh việc tiếp xúc đó, nhưng mà bỏ qua.
Bỏ qua cây đào và cây quýt. Bỏ qua hoa mai và hoa giáp. Bỏ qua thịt heo và thịt bò. Bỏ qua bánh Tết và bánh chưng. Bỏ qua lời chúc và lời ca. Bỏ qua tiền đỏ và tiền xanh. Bỏ qua áo dài và áo ngắn. Bỏ qua ca-vát và ca vũ. Bỏ qua Tiết Liêu và tiết gà. Bỏ qua "gặp nhau cuối năm" và gặp nhau ga tầu. Bỏ qua Xuân Hinh và xuân khí...
Bỏ qua những phong tục và thói quen ấy đi – dù quá vui nhưng chúng nó chỉ là hoa quả thôi. Rễ cây là tình cảm của các gia đình Việt Nam, sự hiểu nhau, chia sẻ với nhau, mình nghĩ thế. Đó là ý nghĩa “đáng hiểu” nhất của Tết Việt Nam…vừa là đáng hiểu nhất, vừa là khó hiểu nhất – vì dựa trên ngôn ngữ.
Vậy thật là vui cho những người nước ngoài như mình mà dành thời gian học ngôn ngữ. Tr ước đây mình không hiểu quan họ lắm, chưa cảm nhận được sự thú vị của nó. Bây giờ mình đã thích rồi, thậm chí là hơi mê.
Một sự so sánh khác nhé: Tết Việt Nam giống mắm tôm, lần đầu tiên ăn sẽ cảm thấy không ngon lắm nhưng dần dần thì sẽ bị nghiện, một tháng không ăn cảm thấy thiếu thiếu. Hehe, Happy Tết everyone nhé!
Joe’s Blog
Entry for January 29, 2008
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire