TTCT - Mẹ ốm nằm viện thở dài: “Hồng ơi, con bàn với bố cho mẹ về. Bệnh của mẹ nằm ở nhà hay ở đây thì cũng thế cả. Tết nhất rồi!”.
Nó nói điều ấy với bố lúc ba bố con ngồi ăn cơm. Cu Tân cười toáng lên: A mẹ về, mẹ về... Bố nó mắng cu Tân: Cái thằng làm nhộn quá! Hồng bê mâm bát đi rửa. Khi vào bố đã rót sẵn cốc nước chè cho nó.
Nó hỏi: Bố có định đưa mẹ về không ạ? Bố nó trầm ngâm, cái điếu cày gác lên đầu gối. Ừ, hay là đưa mẹ về nhà ăn tết, Hồng nhỉ? Ra giêng có gì lại đưa mẹ lên! Khuôn mặt bố nó hốc hác, râu mọc ra có màu xám tro. Bố nhìn mãi cây cột gỗ ngoài hiên, cứ hỏi nó liệu có nên đưa mẹ về không, Hồng nhỉ. Nó quay mặt đi không dám nhìn bố, khẽ vâng.
Năm ngoái bằng giờ này mẹ hãy còn khỏe thế. Mẹ với nó đi cấy bàn tính chuyện tết nhất sắm sửa quên cả mệt. Mãi đến mùa hè mẹ mới phát bệnh. Cơm không ăn được, người gầy đi. Ra bệnh viện tỉnh khám bác sĩ bảo ung thư dạ dày. Mẹ khóc hu hu, khóc mãi. Thấy nó đi làm về quần áo bê bết, mẹ cũng ôm mặt khóc. Cu Tân đá bóng nhựa binh binh ngoài sân, mẹ ngồi trên giường nhìn ra chảy nước mắt. Khi mẹ yếu quá, bố nó đưa mẹ lên nằm ở bệnh viện huyện. Ngày nào cũng phải truyền nước biển. Cơm đem lên mẹ chỉ nhìn chứ chẳng mấy khi ăn được.
- Hồng ạ, phải thanh toán viện phí mới đưa mẹ về được. Mình nợ bệnh viện cũng nhiều rồi.
Nó im lặng không dám khóc, nước mắt cứ chực trào ra.
- Bố định đi vay để lo cho mẹ, nhưng tết nhất đến nơi cũng không tiện lắm.
- Vâng ạ!
- Cũng may cây đào nhà mình năm nay tốt quá. Bố định bán nó, người ta dạo này lại thích chơi đào vườn chứ đào lai lại không chuộng mấy.
Nó quệt nước mắt, ngẩng lên nói:
- Bố bán đi ạ. Con đi học thấy người ta bày đào ở chợ rồi.
Nó ra vườn dắt bò đi chăn. Đi ngang cây đào ngửi thấy thơm thơm. Ngước lên thấy lác đác vài đốm hoa đỏ, tươi ứa. Lá non ra rợp cành. Cây đào năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Bố nó đạp xe lên chợ huyện một vòng hỏi giá đào, giả làm khách mua. Cuối cùng nói thật với một ông già bán đào. Ông ta bảo đưa ông ta về xem thử ra sao. Để rồi đứng trước cây đào cổ thụ, ông già không kìm được thốt lên: Đẹp quá! Bố tươi nét mặt: Vâng, bác ạ! Như mọi năm tôi chẳng bán đâu...
- Vậy nhé, gửi anh tiền đặt cọc, ngày mai sẽ cho xe vào chặt.
Cây đào chắc cũng phải được dăm chục cành không ít. Một mình nó đứng một nửa vườn. Gốc mọc rêu xanh rì, cành vươn cao vượt quá nóc nhà ba gian. Ai nhìn cũng phải trầm trồ là sự lạ, hiếm thấy.
Nó cũng thấy lạ khi mà những cây khác trong vườn dù ngay trong mùa xuân cũng không có màu tươi tốt như thế. Cây đào chẳng phải được chăm sóc đặc biệt gì. Nó ở trong vườn bình đẳng với những cây khác. Có lẽ đó là do cái khí chất riêng của cây chăng?
Nó lựa lời báo cho mẹ biết là bố sẽ bán cây đào.
- Ông khách thích cây đào nhà mình lắm mẹ ạ. Ông ta không trả giá gì cả, bằng lòng ngay với giá bố đưa ra.
Mẹ nó gật đầu:
- Vậy là nó giúp nhà ta hai lần.
- Lần nào nữa hả mẹ?
- Hồi đó con chưa sinh ra. Nhà ta nghèo. Chú Sinh của con phải đi làm ăn xa, phụ việc ở tàu than. Không hiểu chuyện thế nào mà đánh bị thương ông chủ tàu. Chú bị bắt phải bồi thường một số tiền lớn. Bố con chạy vạy khắp nơi vẫn không đủ. Cũng đúng vào lúc giáp tết như thế này. Cuối cùng bố và ông bà nội bàn bạc bán cây đào. Người ta chặt cụt nó, tưởng không thể sống được. Nhìn thương lắm! Cái cây đó cũng như cuộc sống gia đình mình, cũng trải qua những lúc thăng trầm hoạn nạn. Không ngờ lần này nó lại vì mẹ...
Nói đến đây thì mẹ khóc.
Đêm. Bố với cu Tân ngủ ở nhà ngoài. Nó nằm ở gian buồng. Mọi khi có mẹ nữa. Nó nhìn ra ngoài cửa sổ, không thấy mặt trăng nhưng ánh trăng thì sáng cả khu vườn. Con mèo nằm ngoài màn ngáy khừ khừ. Nó khẽ mỉm cười. Cành đào hắt bóng lên cửa sổ, hơi rung rinh gió. Một lúc nó thiếp đi. Giấc ngủ bồng bềnh. Từ lâu, từ ngày mẹ ốm nó không có giấc ngủ nào như thế. Nó nhìn thấy nó trong giấc ngủ. Xiêm áo hồng tươi, tóc xanh mướt. Lòng hồ nghi có đúng thật nó không, bước đi sao mà nhẹ, như thể chính gió đã đẩy nó đi. Đi đâu? Nó mê đi một thoáng, chợt bừng tỉnh thì ra nó đang đứng dưới gốc đào nhà mình. Cây đào cao lớn, đẹp đẽ lạ thường. Ngọn chạm vào lớp mây trắng trôi lãng đãng cùng với hoa đào đỏ rải rác khắp bầu trời như máu.
Hôm sau ông già mua đào đến cùng với chiếc công nông đầu ngang và người thanh niên, có lẽ là con trai của ông già. Chiếc công nông đỗ ở ngoài ngõ. Bọn trẻ con, trong đó có cu Tân, hoan hỉ bu lại nhảy lên nhảy xuống cái thùng xe. Chúng nó làm náo loạn cả lên. Ông già đi ra dặn chơi khéo không ngã đấy nhé các cháu. Chúng nó kéo bè gào lên: Không ngã đâu ạ. Ông cứ yên chí ạ! Bố nó tỏ vẻ áy náy, ông già cười hiền lành: Trẻ con bảo giờ chả nghịch thế. Anh cứ kệ chúng nó chơi.
Nó lấy làm lạ sao ông già chưa sai người con chặt mà lại đứng trầm ngâm nhìn cây đào như thế. Ông không giống những ông già trong làng nó. Sắc mặt ông hồng hào, ánh mắt nhìn như có sức hút vừa từ bi vừa hào hiệp. Thần thái hơn người của ông lộ ra trong ánh mắt đó.
Bỗng ông cất giọng trầm trầm:
- Tôi là người đi lang bạt, biết nhiều nơi, mắt nhìn qua nhiều vật. Nhưng cây đào như thế này thì mới thấy lần đầu. Hôm qua nhìn cây đào về, đêm tôi nằm mơ thấy nó anh ạ. Cũng lạ! Cả đời nếu có nằm mơ cũng chỉ toàn những chuyện được mất, có bao giờ lại mơ thấy một cây hoa.
- Cây đào này từ thời cha mẹ tôi còn son trẻ trồng lên bác ạ. Nó sống với gia đình tôi rất lâu rồi. Tôi không muốn bán nhưng tại cảnh nhà nó câu thúc quá. Mẹ cháu nó ốm nặng gần một năm nay.
Nhìn thấy nó, ông già à lên, giọng hiền từ, cháu đó à, đúng là “nhân diện đào hoa tương ánh hồng!”.
Nó bất giác đỏ mặt.
- Cháu có biết câu thơ ấy có nghĩa là gì không? Gương mặt người con gái và hoa đào, hai dung nhan soi chiếu vào nhau cùng ánh lên sắc hồng. Thời nhà Đường có ông nhà thơ tên là Thôi Hộ đi du xuân trong tiết thanh minh, khi đến thôn nọ gặp cô gái đứng cạnh gốc đào. Ông đến xin nước uống, hai người sinh lòng cảm mến nhau. Năm sau ông quay lại tìm nhưng nhà cô gái đã cửa đóng then cài. Ông xúc động viết bài thơ này, xong dán lên cửa rồi đi.
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong!
Nghĩa là ngày này năm trước trong cánh cửa này, gương mặt người con gái và hoa đào cùng rạng ánh hồng. Năm nay gương mặt cũ không biết về đâu. Chỉ thấy hoa đào vẫn cười với gió xuân như cũ.
- Rồi họ có gặp lại nhau không hả ông?
Ông già cười ha hả, giọng thanh sảng ấm áp:
- Ừ, rồi sau đó họ gặp lại rồi cùng sống với nhau đến răng long đầu bạc cháu ạ.
- Cùng với cây đào nữa phải không ông?
Bố nhìn nó hơi lạ lùng, nói với ông già, giọng u buồn khôn tả:
- Bác liệu xem có mua giúp được không ạ?
- Tôi mua chứ. Anh không tin tôi à. Tôi đã đem xe đến ngoài kia là tôi mua chứ. Lúc nãy tôi nói với anh về cái hồn hoa nên anh nghĩ tôi sợ phạm vào hồn hoa ấy mà không mua à.
Nói rồi ông ta quay sang người con trai nãy giờ ngồi im lặng dưới gốc cây, tay cầm cán rìu bóng loáng. Ra tay đi con. Ông già ra lệnh, giọng bình thản, ánh mắt dường như hướng lên những đám mây. Nó sực nhớ đến giấc mộng hồi đêm. Lòng băn khoăn về một vẻ đẹp đã bị đốn ngã trước khi kịp ra hoa.
Tết năm nay không có hoa đào.
Nó nói điều ấy với bố lúc ba bố con ngồi ăn cơm. Cu Tân cười toáng lên: A mẹ về, mẹ về... Bố nó mắng cu Tân: Cái thằng làm nhộn quá! Hồng bê mâm bát đi rửa. Khi vào bố đã rót sẵn cốc nước chè cho nó.
Nó hỏi: Bố có định đưa mẹ về không ạ? Bố nó trầm ngâm, cái điếu cày gác lên đầu gối. Ừ, hay là đưa mẹ về nhà ăn tết, Hồng nhỉ? Ra giêng có gì lại đưa mẹ lên! Khuôn mặt bố nó hốc hác, râu mọc ra có màu xám tro. Bố nhìn mãi cây cột gỗ ngoài hiên, cứ hỏi nó liệu có nên đưa mẹ về không, Hồng nhỉ. Nó quay mặt đi không dám nhìn bố, khẽ vâng.
Năm ngoái bằng giờ này mẹ hãy còn khỏe thế. Mẹ với nó đi cấy bàn tính chuyện tết nhất sắm sửa quên cả mệt. Mãi đến mùa hè mẹ mới phát bệnh. Cơm không ăn được, người gầy đi. Ra bệnh viện tỉnh khám bác sĩ bảo ung thư dạ dày. Mẹ khóc hu hu, khóc mãi. Thấy nó đi làm về quần áo bê bết, mẹ cũng ôm mặt khóc. Cu Tân đá bóng nhựa binh binh ngoài sân, mẹ ngồi trên giường nhìn ra chảy nước mắt. Khi mẹ yếu quá, bố nó đưa mẹ lên nằm ở bệnh viện huyện. Ngày nào cũng phải truyền nước biển. Cơm đem lên mẹ chỉ nhìn chứ chẳng mấy khi ăn được.
- Hồng ạ, phải thanh toán viện phí mới đưa mẹ về được. Mình nợ bệnh viện cũng nhiều rồi.
Nó im lặng không dám khóc, nước mắt cứ chực trào ra.
- Bố định đi vay để lo cho mẹ, nhưng tết nhất đến nơi cũng không tiện lắm.
- Vâng ạ!
- Cũng may cây đào nhà mình năm nay tốt quá. Bố định bán nó, người ta dạo này lại thích chơi đào vườn chứ đào lai lại không chuộng mấy.
Nó quệt nước mắt, ngẩng lên nói:
- Bố bán đi ạ. Con đi học thấy người ta bày đào ở chợ rồi.
Nó ra vườn dắt bò đi chăn. Đi ngang cây đào ngửi thấy thơm thơm. Ngước lên thấy lác đác vài đốm hoa đỏ, tươi ứa. Lá non ra rợp cành. Cây đào năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?
Bố nó đạp xe lên chợ huyện một vòng hỏi giá đào, giả làm khách mua. Cuối cùng nói thật với một ông già bán đào. Ông ta bảo đưa ông ta về xem thử ra sao. Để rồi đứng trước cây đào cổ thụ, ông già không kìm được thốt lên: Đẹp quá! Bố tươi nét mặt: Vâng, bác ạ! Như mọi năm tôi chẳng bán đâu...
- Vậy nhé, gửi anh tiền đặt cọc, ngày mai sẽ cho xe vào chặt.
Cây đào chắc cũng phải được dăm chục cành không ít. Một mình nó đứng một nửa vườn. Gốc mọc rêu xanh rì, cành vươn cao vượt quá nóc nhà ba gian. Ai nhìn cũng phải trầm trồ là sự lạ, hiếm thấy.
Nó cũng thấy lạ khi mà những cây khác trong vườn dù ngay trong mùa xuân cũng không có màu tươi tốt như thế. Cây đào chẳng phải được chăm sóc đặc biệt gì. Nó ở trong vườn bình đẳng với những cây khác. Có lẽ đó là do cái khí chất riêng của cây chăng?
Nó lựa lời báo cho mẹ biết là bố sẽ bán cây đào.
- Ông khách thích cây đào nhà mình lắm mẹ ạ. Ông ta không trả giá gì cả, bằng lòng ngay với giá bố đưa ra.
Mẹ nó gật đầu:
- Vậy là nó giúp nhà ta hai lần.
- Lần nào nữa hả mẹ?
- Hồi đó con chưa sinh ra. Nhà ta nghèo. Chú Sinh của con phải đi làm ăn xa, phụ việc ở tàu than. Không hiểu chuyện thế nào mà đánh bị thương ông chủ tàu. Chú bị bắt phải bồi thường một số tiền lớn. Bố con chạy vạy khắp nơi vẫn không đủ. Cũng đúng vào lúc giáp tết như thế này. Cuối cùng bố và ông bà nội bàn bạc bán cây đào. Người ta chặt cụt nó, tưởng không thể sống được. Nhìn thương lắm! Cái cây đó cũng như cuộc sống gia đình mình, cũng trải qua những lúc thăng trầm hoạn nạn. Không ngờ lần này nó lại vì mẹ...
Nói đến đây thì mẹ khóc.
Đêm. Bố với cu Tân ngủ ở nhà ngoài. Nó nằm ở gian buồng. Mọi khi có mẹ nữa. Nó nhìn ra ngoài cửa sổ, không thấy mặt trăng nhưng ánh trăng thì sáng cả khu vườn. Con mèo nằm ngoài màn ngáy khừ khừ. Nó khẽ mỉm cười. Cành đào hắt bóng lên cửa sổ, hơi rung rinh gió. Một lúc nó thiếp đi. Giấc ngủ bồng bềnh. Từ lâu, từ ngày mẹ ốm nó không có giấc ngủ nào như thế. Nó nhìn thấy nó trong giấc ngủ. Xiêm áo hồng tươi, tóc xanh mướt. Lòng hồ nghi có đúng thật nó không, bước đi sao mà nhẹ, như thể chính gió đã đẩy nó đi. Đi đâu? Nó mê đi một thoáng, chợt bừng tỉnh thì ra nó đang đứng dưới gốc đào nhà mình. Cây đào cao lớn, đẹp đẽ lạ thường. Ngọn chạm vào lớp mây trắng trôi lãng đãng cùng với hoa đào đỏ rải rác khắp bầu trời như máu.
Hôm sau ông già mua đào đến cùng với chiếc công nông đầu ngang và người thanh niên, có lẽ là con trai của ông già. Chiếc công nông đỗ ở ngoài ngõ. Bọn trẻ con, trong đó có cu Tân, hoan hỉ bu lại nhảy lên nhảy xuống cái thùng xe. Chúng nó làm náo loạn cả lên. Ông già đi ra dặn chơi khéo không ngã đấy nhé các cháu. Chúng nó kéo bè gào lên: Không ngã đâu ạ. Ông cứ yên chí ạ! Bố nó tỏ vẻ áy náy, ông già cười hiền lành: Trẻ con bảo giờ chả nghịch thế. Anh cứ kệ chúng nó chơi.
Nó lấy làm lạ sao ông già chưa sai người con chặt mà lại đứng trầm ngâm nhìn cây đào như thế. Ông không giống những ông già trong làng nó. Sắc mặt ông hồng hào, ánh mắt nhìn như có sức hút vừa từ bi vừa hào hiệp. Thần thái hơn người của ông lộ ra trong ánh mắt đó.
Bỗng ông cất giọng trầm trầm:
- Tôi là người đi lang bạt, biết nhiều nơi, mắt nhìn qua nhiều vật. Nhưng cây đào như thế này thì mới thấy lần đầu. Hôm qua nhìn cây đào về, đêm tôi nằm mơ thấy nó anh ạ. Cũng lạ! Cả đời nếu có nằm mơ cũng chỉ toàn những chuyện được mất, có bao giờ lại mơ thấy một cây hoa.
- Cây đào này từ thời cha mẹ tôi còn son trẻ trồng lên bác ạ. Nó sống với gia đình tôi rất lâu rồi. Tôi không muốn bán nhưng tại cảnh nhà nó câu thúc quá. Mẹ cháu nó ốm nặng gần một năm nay.
Nhìn thấy nó, ông già à lên, giọng hiền từ, cháu đó à, đúng là “nhân diện đào hoa tương ánh hồng!”.
Nó bất giác đỏ mặt.
- Cháu có biết câu thơ ấy có nghĩa là gì không? Gương mặt người con gái và hoa đào, hai dung nhan soi chiếu vào nhau cùng ánh lên sắc hồng. Thời nhà Đường có ông nhà thơ tên là Thôi Hộ đi du xuân trong tiết thanh minh, khi đến thôn nọ gặp cô gái đứng cạnh gốc đào. Ông đến xin nước uống, hai người sinh lòng cảm mến nhau. Năm sau ông quay lại tìm nhưng nhà cô gái đã cửa đóng then cài. Ông xúc động viết bài thơ này, xong dán lên cửa rồi đi.
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong!
Nghĩa là ngày này năm trước trong cánh cửa này, gương mặt người con gái và hoa đào cùng rạng ánh hồng. Năm nay gương mặt cũ không biết về đâu. Chỉ thấy hoa đào vẫn cười với gió xuân như cũ.
- Rồi họ có gặp lại nhau không hả ông?
Ông già cười ha hả, giọng thanh sảng ấm áp:
- Ừ, rồi sau đó họ gặp lại rồi cùng sống với nhau đến răng long đầu bạc cháu ạ.
- Cùng với cây đào nữa phải không ông?
Bố nhìn nó hơi lạ lùng, nói với ông già, giọng u buồn khôn tả:
- Bác liệu xem có mua giúp được không ạ?
- Tôi mua chứ. Anh không tin tôi à. Tôi đã đem xe đến ngoài kia là tôi mua chứ. Lúc nãy tôi nói với anh về cái hồn hoa nên anh nghĩ tôi sợ phạm vào hồn hoa ấy mà không mua à.
Nói rồi ông ta quay sang người con trai nãy giờ ngồi im lặng dưới gốc cây, tay cầm cán rìu bóng loáng. Ra tay đi con. Ông già ra lệnh, giọng bình thản, ánh mắt dường như hướng lên những đám mây. Nó sực nhớ đến giấc mộng hồi đêm. Lòng băn khoăn về một vẻ đẹp đã bị đốn ngã trước khi kịp ra hoa.
Tết năm nay không có hoa đào.
Truyện ngắn NGUYỄN THỊ HẢI
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire