TTX - Đã sáu năm kể từ ngày chị vào Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 ở Biên Hòa (Đồng Nai), chúng tôi cứ đinh ninh chị là người vô danh và gọi tên chị theo giới: “Nữ”. Chị chấp nhận đó là tên mình. Ai bảo chị là người không tên họ, chị cũng chẳng phản ứng gì. Hồ sơ bệnh án của chị, mục họ tên ghi rõ: vô danh (nữ).
Giáp tết năm kia, khám bệnh hằng ngày cho chị, thấy đã hết chuyện nói, tôi mới hỏi lan man cốt cho chị dạn dĩ vì bệnh chị vốn không muốn tiếp xúc với ai.
Tôi hỏi: “Chị Nữ có biết sắp đến tết chưa?”. Chị bảo là biết và kể hồi đó ở nhà có gói bánh, quết chả. Sẵn trớn, tôi hỏi cho có hỏi: “Chị Nữ nè, tại sao chị vô danh?”. Tưởng chị sẽ đáp lòng vòng như mọi khi, ai dè chị nói: “Bác sĩ biết không, tôi có tên chứ. Tôi tên Thoa!”.
Một luồng điện chạy dọc sống lưng tôi. Hồi giờ chị đâu xưng tên! Thế là tôi bật ra loạt câu hỏi. Cuối cùng chị vẫn nói đúng tên chị là Phạm Thị Kim Thoa. Đến đây thì “bệnh nghề nghiệp” trong tôi trỗi dậy: coi chừng người bệnh tâm thần thường dẫn người khác tới những miền giả ảo. Do vậy, tôi bèn hỏi liên tiếp những câu mang tính kỹ thuật truy vấn và “gài” nhằm phát hiện tính chất ngụy tạo trong lời nói của chị. Thế nhưng, tôi đã không tìm ra sơ sót nào và chị vẫn khẳng định mình tên là Phạm Thị Kim Thoa, quê ở Xuân Thành, Xuân Thủy, Nam Định.
Tập đan lát, thêu thùa... giúp bệnh nhân tâm thần có cơ hội hòa nhập cộng đồng
Một bệnh nhân tâm thần vẽ tranh - Ảnh: Tuấn Quỳnh
BS NGUYỄN GIA KHANH
- Ảnh: Tuấn Quỳnh
Một bệnh nhân tâm thần vẽ tranh - Ảnh: Tuấn Quỳnh
Tôi đi thêm phép thử cuối cùng: “Xin lỗi, chồng chị tên gì?”. “Chồng là… T.T.P.”. Trời ạ! Không thể trong mớ câu hỏi ngổn ngang bẫy đó mà bệnh nhân dựng chuyện chính xác như vậy! Rồi chị òa khóc và nói: “Thằng chồng tôi ác không lên thăm! Tôi là vợ lẻ mà!”.
Chuyện đời trắc trở của người phụ nữ gần 60 tuổi, dáng tầm thước, nhan sắc theo tôi là khá mặn mà này, lần lượt hiện ra qua làn nước mắt. Những năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, ông P. ở miền Nam ra Bắc buôn bán, gặp và rù quến chị Thoa làm vợ rồi trốn theo ông vào Nam. Ông P. giấu nhẹm chuyện đã có gia đình và chung sống với chị ở Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Một ngày nọ, vợ ông P. phát hiện và đánh ghen chị Thoa. Uất ức vì bị lừa dối, cộng với bệnh tích lũy đâu đó trong người, chị khởi phát căn bệnh nghiệt ngã: đàn bà mà không chăm chút ngoại hình, lơ là công việc, ngại giao tiếp, sống thu rút và lạnh nhạt cả chuyện vợ chồng. Rồi một ngày, ông P. đưa chị đến bệnh viện và lẳng lặng chuồn êm, thành ra nhân viên tiếp nhận ghi chị là vô danh (nữ). Từ ngày ấy, chị côi cút như người vô thừa nhận, không ai đến thăm.
Ba mươi năm trong nghề nhưng tôi bất ngờ nhất, ấn tượng nhất vẫn là câu chuyện cuối năm với chị Thoa. Tôi nhận ra không chỉ chị Thoa mà ở những bệnh nhân tâm thần khác, dù có nhiều quên lãng vì rối loạn tư duy, trí nhớ, cảm xúc… nhưng mỗi độ xuân về cứ như chất men đánh thức ký ức mờ xa của họ.
Năm ngoái, sắp đến giao thừa, theo qui định, bệnh nhân đã ngủ hết rồi. Tôi trực, đi ngang dãy phòng của khoa phục hồi chức năng, thấy ông B. còn ngồi xếp bằng trên giường, ngó ra ngoài trời. Tôi hỏi: “Sao giờ này anh chưa ngủ?”. Ông hỏi lại: “Bác sĩ biết sắp đến giờ gì rồi không?”.
Chúng tôi cùng nhìn cây mai trước sân và trò chuyện. Lông bông một hồi, ông đột ngột chuyển đề tài: “Bác sĩ có biết tại sao người ta nói lư đồng mắt cua không?”. Hồi trẻ, tôi có đọc lõm bõm Nguyễn Tuân nên đẩy đưa. Ông bảo tôi hãy nhìn mắt cua, màu lư đồng giống hệt nên mới gọi lư đồng mắt cua. Còn lư bây giờ màu vàng vàng, sáng sáng không phải màu mắt cua. Tiếp đó, ông tả về khung cảnh nhà ông, nào là đánh bài tam cúc chờ nồi bánh chưng chín, nào là mài mực khai bút đầu xuân. Đến đó, giọng ông chùng xuống: “Bây giờ chẳng biết có đứa nào nhớ chùi ba bộ lư đồng của gia bảo mấy đời nhà tôi không?”.
Lúc ấy, tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Hôm sau về nhà, rồi đi chúc tết anh em, bạn bè, nhìn lư đồng đã đánh bóng và chưa đánh bóng trên bàn thờ gia tiên, tôi mới thừa nhận ông B. nhận xét rất tinh. Mà cũng quái! 40 năm, ông chưa rời bệnh viện, không người thân thích đến thăm, vậy mà ông có thể nhìn ra sự khác biệt màu lư xưa và nay.
Tôi đoán có thể dịp cuối năm, anh chị em trong khoa hoặc người nhà đến đón bệnh nhân về, sẵn đường ghé vào có mang theo lư đồng mới mua hoặc đi đánh bóng. Ông B. đã nhìn thấy những chiếc lư này và chúng “mở chốt” cho trí nhớ bật lên.
Nó cũng giống như trường hợp của một bệnh nhân nam 30 tuổi. Ngày thường ai hỏi đã ở đây bao nhiêu năm, cậu ta nói: “Không nhớ! Cô Hai đưa lên”. Thỉnh thoảng tôi hỏi cậu bao nhiêu tuổi rồi, cậu ta đáp: “Con mới học lớp 9”.
Những ngày cuối năm, có cô y tá tranh thủ sáng sớm ghé chợ mua lá gói bánh tét. Cô cuốn mớ lá cuộn trong giỏ, chỉ ló một ít ra ngoài. Vậy mà cậu ta thấy và la lên: “Tết sắp đến rồi hả cô? Cô mua lá về gói bánh đó mà!”.
Chuyện đời trắc trở của người phụ nữ gần 60 tuổi, dáng tầm thước, nhan sắc theo tôi là khá mặn mà này, lần lượt hiện ra qua làn nước mắt. Những năm đầu sau ngày đất nước thống nhất, ông P. ở miền Nam ra Bắc buôn bán, gặp và rù quến chị Thoa làm vợ rồi trốn theo ông vào Nam. Ông P. giấu nhẹm chuyện đã có gia đình và chung sống với chị ở Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Một ngày nọ, vợ ông P. phát hiện và đánh ghen chị Thoa. Uất ức vì bị lừa dối, cộng với bệnh tích lũy đâu đó trong người, chị khởi phát căn bệnh nghiệt ngã: đàn bà mà không chăm chút ngoại hình, lơ là công việc, ngại giao tiếp, sống thu rút và lạnh nhạt cả chuyện vợ chồng. Rồi một ngày, ông P. đưa chị đến bệnh viện và lẳng lặng chuồn êm, thành ra nhân viên tiếp nhận ghi chị là vô danh (nữ). Từ ngày ấy, chị côi cút như người vô thừa nhận, không ai đến thăm.
Ba mươi năm trong nghề nhưng tôi bất ngờ nhất, ấn tượng nhất vẫn là câu chuyện cuối năm với chị Thoa. Tôi nhận ra không chỉ chị Thoa mà ở những bệnh nhân tâm thần khác, dù có nhiều quên lãng vì rối loạn tư duy, trí nhớ, cảm xúc… nhưng mỗi độ xuân về cứ như chất men đánh thức ký ức mờ xa của họ.
Năm ngoái, sắp đến giao thừa, theo qui định, bệnh nhân đã ngủ hết rồi. Tôi trực, đi ngang dãy phòng của khoa phục hồi chức năng, thấy ông B. còn ngồi xếp bằng trên giường, ngó ra ngoài trời. Tôi hỏi: “Sao giờ này anh chưa ngủ?”. Ông hỏi lại: “Bác sĩ biết sắp đến giờ gì rồi không?”.
Chúng tôi cùng nhìn cây mai trước sân và trò chuyện. Lông bông một hồi, ông đột ngột chuyển đề tài: “Bác sĩ có biết tại sao người ta nói lư đồng mắt cua không?”. Hồi trẻ, tôi có đọc lõm bõm Nguyễn Tuân nên đẩy đưa. Ông bảo tôi hãy nhìn mắt cua, màu lư đồng giống hệt nên mới gọi lư đồng mắt cua. Còn lư bây giờ màu vàng vàng, sáng sáng không phải màu mắt cua. Tiếp đó, ông tả về khung cảnh nhà ông, nào là đánh bài tam cúc chờ nồi bánh chưng chín, nào là mài mực khai bút đầu xuân. Đến đó, giọng ông chùng xuống: “Bây giờ chẳng biết có đứa nào nhớ chùi ba bộ lư đồng của gia bảo mấy đời nhà tôi không?”.
Lúc ấy, tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Hôm sau về nhà, rồi đi chúc tết anh em, bạn bè, nhìn lư đồng đã đánh bóng và chưa đánh bóng trên bàn thờ gia tiên, tôi mới thừa nhận ông B. nhận xét rất tinh. Mà cũng quái! 40 năm, ông chưa rời bệnh viện, không người thân thích đến thăm, vậy mà ông có thể nhìn ra sự khác biệt màu lư xưa và nay.
Tôi đoán có thể dịp cuối năm, anh chị em trong khoa hoặc người nhà đến đón bệnh nhân về, sẵn đường ghé vào có mang theo lư đồng mới mua hoặc đi đánh bóng. Ông B. đã nhìn thấy những chiếc lư này và chúng “mở chốt” cho trí nhớ bật lên.
Nó cũng giống như trường hợp của một bệnh nhân nam 30 tuổi. Ngày thường ai hỏi đã ở đây bao nhiêu năm, cậu ta nói: “Không nhớ! Cô Hai đưa lên”. Thỉnh thoảng tôi hỏi cậu bao nhiêu tuổi rồi, cậu ta đáp: “Con mới học lớp 9”.
Những ngày cuối năm, có cô y tá tranh thủ sáng sớm ghé chợ mua lá gói bánh tét. Cô cuốn mớ lá cuộn trong giỏ, chỉ ló một ít ra ngoài. Vậy mà cậu ta thấy và la lên: “Tết sắp đến rồi hả cô? Cô mua lá về gói bánh đó mà!”.
BS NGUYỄN GIA KHANH
(*) Bác sĩ Nguyễn Gia Khanh là trưởng khoa phục hồi Bệnh viện Tâm thần trung ương 2. Ông công tác tại bệnh viện từ năm 1997.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire