Cách thành phố Biên Hòa 15km về phía Bắc, vùng đất Giang Điền (huyện Trảng Bom) hiền hòa, nuôi sống người dân bằng các loại hoa màu như bắp, đậu, sắn, khoai.
Nhìn bề ngoài, vùng này chẳng có vẻ trù phú nhưng lại ẩn giấu một “nàng công chúa” khá xinh đẹp. Một ngọn thác hùng vĩ không thua gì thác Cam Ly ở Đà Lạt, nước đổ quanh năm, kể cả mùa khô hạn.
Dọc theo bờ thác, những tảng đá lớn nhỏ chồng lên nhau như cái nền cho những cây bằng lăng nước trổ hoa tím ngát mỗi độ xuân về. Trừ những người dân địa phương, còn lại ít có người biết nơi đây lại có một phong cảnh vừa hùng tráng, vừa nên thơ như vậy.
Sau nhiều năm ngủ vùi bên cạnh thành phố công nghiệp sôi động, “nàng công chúa” đã được đánh thức bởi vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng, người đã từng nổi tiếng với trang trại nuôi những con vật mà người dân trong vùng gọi là “trang trại kỳ cục”.
Vợ chồng ông đã làm giàu bằng nghề nuôi bò sát xuất khẩu. Mỗi con côn trùng khoảng hai đô la, bò sát từ ba đến bốn đô la, mỗi năm người nông dân này xuất khẩu đi mười nước trên thế giới, doanh thu đạt trên 700 ngàn đô la.
Thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng. Nhưng vợ chồng ông không dừng lại ở chuyện thành lập trang trại, họ đã lao vào một cuộc phiêu lưu mới. Trong những giờ rảnh rỗi hai vợ chồng dạo chơi quanh vùng.
Ông bà đã phát hiện ra một dòng thác hùng vĩ nằm cách trang trại của mình không xa. Hai vợ chồng quyết định dùng số tiền tích cóp nhiều năm qua để đổ vào miếng đất hoang hóa này với ước muốn rất lãng mạn là biến nó thành khu du lịch “độc nhất vô nhị” ở Đồng Nai.
Một khu du lịch có suối, có thác, có rừng và tất nhiên có cả loài bò sát mà họ yêu thích. Dự án được chính quyền chấp nhận và giao 67 ha quanh khu vực thác.
Tính cách hồn nhiên của dân sông nước miền Tây, ông Phùng bước vào cuộc chơi với ý tưởng đầy sự lãng mạn. Để thể hiện được ý tưởng của mình, ông bà mời kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị về thiết kế.
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị đã đưa một phần của đấu trường La Mã về đây! Những con đường chính của khu du lịch được lót đá hộc. Hàng triệu viên đá hộc tạo nên nền đường kỳ lạ dọc theo con suối, bước đi trên con đường này nghe tiếng thác đổ ầm ầm, du khách tưởng mình đang dự vào cuộc đua xe ngựa vĩ đại của thời La Mã cổ xưa.
Ngày qua ngày, tháng qua tháng, khu du lịch dần dần hình thành, biến vùng đất hoang hóa ngày xưa thành xứ sở cổ tích. Ngọn thác Giang Điền trở nên đẹp đẽ hơn, cây cối, hoa cảnh được sắp xếp khéo léo.
Một cây cầu treo lớn vắt ngang qua suối đưa du khách vào khu rừng tự nhiên với nhiều loại cây lạ. Vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng đưa chúng tôi đi xem cánh rừng rộng trên mười héc-ta trong khu du lịch.
Bà Trinh cho biết nơi đây không chỉ là khu du lịch thuần túy mà nó còn là “khu rừng bò sát” để cho sinh viên và các nhà khoa học nghiên cứu.
Hiện giai đoạn một của dự án được triển khai trên diện tích 30 ha đã hoàn tất, khu du lịch Giang Điền đã mở cửa đón khách từ ngày mồng Một Tết Bính Tuất.
Nhìn bề ngoài, vùng này chẳng có vẻ trù phú nhưng lại ẩn giấu một “nàng công chúa” khá xinh đẹp. Một ngọn thác hùng vĩ không thua gì thác Cam Ly ở Đà Lạt, nước đổ quanh năm, kể cả mùa khô hạn.
Dọc theo bờ thác, những tảng đá lớn nhỏ chồng lên nhau như cái nền cho những cây bằng lăng nước trổ hoa tím ngát mỗi độ xuân về. Trừ những người dân địa phương, còn lại ít có người biết nơi đây lại có một phong cảnh vừa hùng tráng, vừa nên thơ như vậy.
Sau nhiều năm ngủ vùi bên cạnh thành phố công nghiệp sôi động, “nàng công chúa” đã được đánh thức bởi vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng, người đã từng nổi tiếng với trang trại nuôi những con vật mà người dân trong vùng gọi là “trang trại kỳ cục”.
Vợ chồng ông đã làm giàu bằng nghề nuôi bò sát xuất khẩu. Mỗi con côn trùng khoảng hai đô la, bò sát từ ba đến bốn đô la, mỗi năm người nông dân này xuất khẩu đi mười nước trên thế giới, doanh thu đạt trên 700 ngàn đô la.
Thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng. Nhưng vợ chồng ông không dừng lại ở chuyện thành lập trang trại, họ đã lao vào một cuộc phiêu lưu mới. Trong những giờ rảnh rỗi hai vợ chồng dạo chơi quanh vùng.
Ông bà đã phát hiện ra một dòng thác hùng vĩ nằm cách trang trại của mình không xa. Hai vợ chồng quyết định dùng số tiền tích cóp nhiều năm qua để đổ vào miếng đất hoang hóa này với ước muốn rất lãng mạn là biến nó thành khu du lịch “độc nhất vô nhị” ở Đồng Nai.
Một khu du lịch có suối, có thác, có rừng và tất nhiên có cả loài bò sát mà họ yêu thích. Dự án được chính quyền chấp nhận và giao 67 ha quanh khu vực thác.
Tính cách hồn nhiên của dân sông nước miền Tây, ông Phùng bước vào cuộc chơi với ý tưởng đầy sự lãng mạn. Để thể hiện được ý tưởng của mình, ông bà mời kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị về thiết kế.
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị đã đưa một phần của đấu trường La Mã về đây! Những con đường chính của khu du lịch được lót đá hộc. Hàng triệu viên đá hộc tạo nên nền đường kỳ lạ dọc theo con suối, bước đi trên con đường này nghe tiếng thác đổ ầm ầm, du khách tưởng mình đang dự vào cuộc đua xe ngựa vĩ đại của thời La Mã cổ xưa.
Ngày qua ngày, tháng qua tháng, khu du lịch dần dần hình thành, biến vùng đất hoang hóa ngày xưa thành xứ sở cổ tích. Ngọn thác Giang Điền trở nên đẹp đẽ hơn, cây cối, hoa cảnh được sắp xếp khéo léo.
Một cây cầu treo lớn vắt ngang qua suối đưa du khách vào khu rừng tự nhiên với nhiều loại cây lạ. Vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng đưa chúng tôi đi xem cánh rừng rộng trên mười héc-ta trong khu du lịch.
Bà Trinh cho biết nơi đây không chỉ là khu du lịch thuần túy mà nó còn là “khu rừng bò sát” để cho sinh viên và các nhà khoa học nghiên cứu.
Hiện giai đoạn một của dự án được triển khai trên diện tích 30 ha đã hoàn tất, khu du lịch Giang Điền đã mở cửa đón khách từ ngày mồng Một Tết Bính Tuất.
Nguyễn Duy Nhất (Báo Tiền Phong)
photo thác Giang Điền by Nguyễn Duy Nhất
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire