Dân làng đá Bửu Long sống được với nghề, giữ nó không bị mai một là nhờ biết áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất...
Rất lâu rồi, lâu đến nỗi không ai còn nhớ đó là năm nào, chỉ nghe kể lại, lúc đó, từ Quảng Đông (Trung Quốc), những lưu dân theo đường biển đến Gia Định, men theo nhánh sông Đồng Nai rồi dừng chân ở Bửu Long. Làng đá Bửu Long có từ đó và tồn tại đến ngày nay, gắn chặt bao đời đá với người.
Lớn lên từ… đá
Vượt gần 40 km từ TP.HCM, chúng tôi đến phường Bửu Long - TP Biên Hòa. Có hàng trăm hộ gia đình ở đây làm đá. Vợ chồng ông Trương Ứng Tân và bà Huỳnh Thị Xỉn - chủ cơ sở Tân Phát Hưng - gắn bó với nghề làm đá từ 40 năm nay. Bà Xỉn tâm sự: “Nghề làm đá nuôi sống chúng tôi. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày trốn cạnh những tảng đá to, nhỏ của trò chơi cút bắt. Lớn lên, lấy chồng cũng dân làm đá. Rồi 8 đứa con (5 gái, 3 trai) lần lượt chào đời và lớn lên bằng số tiền ít ỏi mà hai vợ chồng hằng ngày phải gồng lưng đẽo đá”.
Theo lời bà Xỉn, trước kia, để có nguyên liệu, người làm đá phải lên tận núi, tìm những tảng phù hợp tự đục, đẽo mang về. Khó nhất vẫn là công đoạn làm bóng hay tạo hình. Người thợ chỉ dùng búa đập theo chiều của tảng đá... “Không biết bao lần, chúng tôi đã chảy máu, bầm tay vì đá”, bà nhớ lại.
Xòe đôi bàn tay chai sần, chị Đào Thị Ánh Nguyệt - 46 tuổi, hiện cư ngụ khu phố 2, phường Bửu Long phân trần: “Tôi làm nghề này đã 30 năm. Đã nhiều lần tôi định bỏ nghề, nhưng bỏ thì biết làm gì? Mà bỏ cũng khó vì bao năm nay nó gắn với đời sống của mình”. Chị cho hay có dạo chị đã thử bỏ nghề một tuần, kết quả nghề thì không thể bỏ mà ngược lại bị bệnh không đi nổi. Hiện trong gia đình chị, hai trong số ba người con cũng tiếp tục nối nghiệp mẹ theo học làm đá cho những cơ sở sản xuất trong làng.
Anh thợ đá Lê Thọ Sơn, 29 tuổi, có dáng người nhỏ nhắn, từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật từ Thanh Hóa lặn lội vào Bửu Long để được học thêm nghề. Sau gần 10 năm gắn bó, Sơn đã cho ra đời hơn 1.000 tác phẩm và hiện được mệnh danh là “cây đinh” điêu khắc với thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.
Theo lời bà Xỉn, trước kia, để có nguyên liệu, người làm đá phải lên tận núi, tìm những tảng phù hợp tự đục, đẽo mang về. Khó nhất vẫn là công đoạn làm bóng hay tạo hình. Người thợ chỉ dùng búa đập theo chiều của tảng đá... “Không biết bao lần, chúng tôi đã chảy máu, bầm tay vì đá”, bà nhớ lại.
Xòe đôi bàn tay chai sần, chị Đào Thị Ánh Nguyệt - 46 tuổi, hiện cư ngụ khu phố 2, phường Bửu Long phân trần: “Tôi làm nghề này đã 30 năm. Đã nhiều lần tôi định bỏ nghề, nhưng bỏ thì biết làm gì? Mà bỏ cũng khó vì bao năm nay nó gắn với đời sống của mình”. Chị cho hay có dạo chị đã thử bỏ nghề một tuần, kết quả nghề thì không thể bỏ mà ngược lại bị bệnh không đi nổi. Hiện trong gia đình chị, hai trong số ba người con cũng tiếp tục nối nghiệp mẹ theo học làm đá cho những cơ sở sản xuất trong làng.
Anh thợ đá Lê Thọ Sơn, 29 tuổi, có dáng người nhỏ nhắn, từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật từ Thanh Hóa lặn lội vào Bửu Long để được học thêm nghề. Sau gần 10 năm gắn bó, Sơn đã cho ra đời hơn 1.000 tác phẩm và hiện được mệnh danh là “cây đinh” điêu khắc với thu nhập gần 10 triệu đồng/tháng.
Giữ cho nghề không mai một
Anh Sơn cho biết đá ở đây hội tụ từ nhiều vùng, rất đa dạng. Nào là đá đỏ, đen của Bình Định, đá xanh của Phan Rang, đá tím của Khánh Hòa, đá xám ở Bà Rịa. Nhưng chất liệu đặc biệt nhất làm nên nét rất riêng của làng đá chính là đá xanh Bửu Long. Tuy không lấp lánh, không có hoa văn, nhưng đá Bửu Long có màu xanh nhạt rất đặc biệt, phù hợp với việc thiết kế, xây dựng hay thực hiện những tác phẩm điêu khắc.
Những tảng đá xanh được lấy từ núi Châu Thới, qua bàn tay tài hoa của người thợ, đá được thổi hồn thành những tác phẩm có giá trị như tháp sen, tượng đúc và cả những chú rồng, lân hay sư tử dũng mãnh. Anh Sơn nói so với những nghề truyền thống khác, dân làng đá Bửu Long sống được với nghề này, giữ nó không bị mai một là nhờ biết áp dụng công nghệ vào sản xuất. Đó là khác với trước, đá được cắt, gọt, giũa bằng hệ thống máy cưa, cắt quy cách rất hiện đại. Nhờ thế mà những tảng đá to hàng chục tấn được chở về, khi đưa vào máy cắt sẽ cho ra những tảng đá đủ kích cỡ, vừa nhanh, đỡ tốn công sức. Đá lớn thì làm biểu tượng, đá nhỏ làm trụ, cột, nhỏ hơn làm đá lát lề đường...
Ở Bửu Long, dọc tỉnh lộ 24, nhà nhà đều có đá chất chồng như núi. Khoảng 50% dân ở đây sống bằng nghề làm đá. Làng cũng là nơi quy tụ nhiều người thợ có tay nghề từ các vùng khác đến. Những tấm bia đủ kích cỡ, những đài sen, tượng phật, nàng tiên cá... có mặt khắp các cơ sở trong làng.
Biết kết hợp giữa đôi tay khéo léo với máy móc hiện đại, sản phẩm của làng đá Bửu Long không còn quanh quẩn trong vùng mà đã vươn xa khắp mọi miền từ Bắc chí Nam. Từ nhiều năm qua, những cái tên như Tân Phát Hưng, Bửu Long, Tín Nghĩa, Tân Vĩnh Quang, Nhật Thành... đã góp phần tạo nên thương hiệu cho làng đá.
Chị Phan Thị Hoàng - chủ cơ sở đá Tín Nghĩa - một trong những cơ sở kinh doanh đá lớn trong vùng với gần 30 nhân công đang làm việc - chỉ chúng tôi xem tảng đá không dưới 10 tấn, cho biết đây là tảng đá vừa được UBND tỉnh đặt hàng làm bia tặng cho nhà truyền thống ở Hà Nội. Qua hơn 10 năm cùng chồng là nghệ nhân Trương Cao Tuyên mở cơ sở, chị không nhớ đã có bao nhiêu sản phẩm đá được ra đời, có mặt ở các vùng đất nước.
Điều chị Hoàng và những người thợ ở đây tự hào nhất, đó là đá Bửu Long đã góp phần xây dựng và làm đẹp cho những công trình như giáo xứ Hà Nội, văn miếu Trấn Biên (Đồng Nai), công trình báo Tuổi Trẻ TP.HCM, tượng đài Cai Lậy tại Tiền Giang...
Theo Người lao động
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire