Củ lùn là cây trồng mới được đưa về trồng tại huyện Tân Phú trong mấy năm gần đây, giá trị kinh tế mà nó mang lại cao hơn nhiều so bất cứ với loại cây ngắn ngày khác trên địa bàn. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên củ lùn ở Tân Phú được mùa và trúng giá.
Trước đây xã Phú Lộc - Tân Phú được mệnh danh là "vương quốc" thuốc lá ở Đồng Nai, nhưng nay ngôi vị đó đã chuyển sang cho cây củ lùn. Anh Võ Văn Hải, cán bộ xã Phú Lộc cho biết: sau khi cây thuốc lá liên tục mất mùa và rớt giá, những gia đình có điều kiện thì đã chuyển sang trồng các loại cây ăn trái như cam, quýt, nhãn, mãng cầu... Còn những hộ không có vốn họ không biết tìm cây gì trồng cho phù hợp. Trong một lần về quê ở Bến Tre, anh Hải thấy có rất nhiều người mua củ lùn để ăn chơi mà giá thì khá cao. Thế rồi, anh cùng người anh trai của mình thuê hẳn 2 chuyến xe tải mua củ giống từ huyện Chợ Lách - Bến Tre để về Phú Lộc trồng thử nghiệm và đạt được kết quả ngoài mong đợi, với năng suất và chất lượng cao hơn nhiều so với vùng Chợ Lách. Số lượng sản phẩm đầu tay này anh chở về miền Tây tiêu thụ hết. Từ đó anh đã phổ biến cho bà con nông dân trong vùng trồng để thay thế cho cây thuốc lá đã qua thời hoàng kim.
Liên tiếp 2 - 3 năm đầu được mùa, trúng giá diện tích trồng củ lùn ở xã Phú Lộc và một số xã lân cận đã tăng nhanh lên đến vài trăm hécta và đã có nhiều hộ khấm khá hẳn lên nhờ củ lùn. Trong vụ củ lùn năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên đạt chất lượng và năng suất rất cao. Bình quân mỗi hécta đạt khoảng 13 tấn củ. Riêng với những hộ đầu tư tốt từ khâu làm đất cho đến phân bón thì năng suất đạt từ 15 đến 20 tấn/1 hécta. Với giá bán hiện nay 2.500 đồng/1kg hàng xô, thì sau khi trừ đi chi phí, mỗi hécta củ lùn lãi được trên 30 triệu đồng. Chị Voòng Chắn Phấn, một nông dân ở ấp 8, xã Phú Lộc cho biết: "Trước đây nhà tôi trồng gần 2 hécta thuốc lá, nhưng liên tục bị thất bại, rồi chuyển sang trồng củ lùn. Hai năm đầu thì trúng lớn lãi được hơn 50 triệu đồng. Năm ngoái do thời tiết mùa khô đến sớm, nên củ thì ít mà giá thì rẻ, nhà chỉ thu hoạch được hơn một nửa rồi đành để thí luôn. Nhưng năm nay thu hoạch lại, cây cho củ lớn và giá lại cao, chắc cũng được vài chục triệu đồng".
Sau khi được trồng lần đầu tiên tại Phú Lộc, đến nay củ lùn đã được phổ biến nhiều ở các xã: Phú Thịnh, Phú Lập, Trà Cổ và thị Trấn Tân Phú. Toàn huyện hiện có khoảng 400 hecta, trong đó "vựa" củ lùn Phú Lộc khoảng 80 hécta. Ở Đồng Nai, vẫn chưa một địa phương nào ngoài huyện Tân Phú trồng củ lùn, nên sản xuất ra tới đâu là có người mua tới đó, để chở về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây tiêu thụ. Hơn nữa với loại cây trồng này, chi phí đầu tư và công rất thấp, chỉ cần một lần bón lót và một lần bón thúc phân là đủ, còn với những người trồng số lượng ít hoặc làm đất dễ thì đánh luống lên trồng là xong.
Tuy là một loại cây trồng lấy củ để ăn chơi, nhưng nếu có sự định hướng của cơ quan chức năng và tìm được thị trường ổn định thì củ lùn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân mà còn là một loại cây đặc sản của huyện miền núi Tân Phú .
Liên tiếp 2 - 3 năm đầu được mùa, trúng giá diện tích trồng củ lùn ở xã Phú Lộc và một số xã lân cận đã tăng nhanh lên đến vài trăm hécta và đã có nhiều hộ khấm khá hẳn lên nhờ củ lùn. Trong vụ củ lùn năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên đạt chất lượng và năng suất rất cao. Bình quân mỗi hécta đạt khoảng 13 tấn củ. Riêng với những hộ đầu tư tốt từ khâu làm đất cho đến phân bón thì năng suất đạt từ 15 đến 20 tấn/1 hécta. Với giá bán hiện nay 2.500 đồng/1kg hàng xô, thì sau khi trừ đi chi phí, mỗi hécta củ lùn lãi được trên 30 triệu đồng. Chị Voòng Chắn Phấn, một nông dân ở ấp 8, xã Phú Lộc cho biết: "Trước đây nhà tôi trồng gần 2 hécta thuốc lá, nhưng liên tục bị thất bại, rồi chuyển sang trồng củ lùn. Hai năm đầu thì trúng lớn lãi được hơn 50 triệu đồng. Năm ngoái do thời tiết mùa khô đến sớm, nên củ thì ít mà giá thì rẻ, nhà chỉ thu hoạch được hơn một nửa rồi đành để thí luôn. Nhưng năm nay thu hoạch lại, cây cho củ lớn và giá lại cao, chắc cũng được vài chục triệu đồng".
Sau khi được trồng lần đầu tiên tại Phú Lộc, đến nay củ lùn đã được phổ biến nhiều ở các xã: Phú Thịnh, Phú Lập, Trà Cổ và thị Trấn Tân Phú. Toàn huyện hiện có khoảng 400 hecta, trong đó "vựa" củ lùn Phú Lộc khoảng 80 hécta. Ở Đồng Nai, vẫn chưa một địa phương nào ngoài huyện Tân Phú trồng củ lùn, nên sản xuất ra tới đâu là có người mua tới đó, để chở về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây tiêu thụ. Hơn nữa với loại cây trồng này, chi phí đầu tư và công rất thấp, chỉ cần một lần bón lót và một lần bón thúc phân là đủ, còn với những người trồng số lượng ít hoặc làm đất dễ thì đánh luống lên trồng là xong.
Tuy là một loại cây trồng lấy củ để ăn chơi, nhưng nếu có sự định hướng của cơ quan chức năng và tìm được thị trường ổn định thì củ lùn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân mà còn là một loại cây đặc sản của huyện miền núi Tân Phú .
Tiến Khang - Thu Thảo (Bao Dong Nai 12/01/2008)
photo : Phân loại củ lùn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire