dimanche 13 février 2011

Cuộc cách mạng hậu-hồi-giáo

REUTERS/ALI JAREKJI

Dư luận Âu Châu diễn dịch những cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Phi và ở Ai Cập qua chấn song sắt cũ kỹ hơn ba mươi năm : cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran. Cuộc cách mạng này trông chờ để nhìn thấy những phong trào Hồi giáo, trong trường hợp này Hội Huynh đệ Hồi giáo và những nơi tương đương của họ, hoặc là đứng đầu phong trào, hoặc là nơi phục kích, sẵn sàng nắm lên quyền. nhưng sự thận trọng và thực dụng của Hội Huynh đệ Hồi giáo gây bất ngờ và đáng ngại : Những người theo Hồi giáo đi đâu ?

Nhưng nếu ta nhìn vào những người đã khởi xướng phong trào này, thì hiển nhiên phải nói đến một thế hệ hậu-hồi-giáo. Những phong trào cách mạng lớn của những năm 1970 và 1980, đối với họ là lịch sử cũ xưa, những câu chuyện của cha mẹ họ. thế hệ mới này không quan tâm đến ý thức hệ : những khẩu hiệu rất thực dụng và cụ thể (« cút đi », « erhal ») ; họ không kêu gọi đến đạo Hồi như những người đi trước họ đã làm ở Algéria vào cuối những năm 1980. Trên hết họ biểu lộ sự loại bỏ các nền độc tài tham nhũng và đòi hỏi dân chủ. Điều này không hiển nhiên nói rằng những người biểu tình là những người thế tục, nhưng đơn giản họ không xem nơi Hồi giáo một ý thức hệ chính trị cần thiết để xây dựng một trật tự tốt nhất : họ sống trong không gian chính trị thế tục. và những ý thức hệ khác đều được song song tồn tại : họ là những người theo chủ nghĩa quốc gia (xem những lá cờ họ vẫy) nhưng không đề cao ca tụng chủ nghĩa quốc gia. Độc đáo hơn nữa là việc làm ngơ giả điếc trước những lý thuyết âm mưu : Hoa Kỳ và Israel (hay Pháp ở Tunisia, đã ủng hộ Ben Ali cho đến cùng) không bị xem là nguyên nhân của những nỗi bất hạnh của thế giới Ả Rập. Ngay cả chủ nghĩa liên-Ả-rập đã biến mất như khẩu hiệu, ngay cả khi hệ quả của sự bắt chước máy móc mà nó đã ném những người Ai Cập và Yémen xuống đường tiếp theo sau những sự kiện ở Tunis cho thấy rằng có một thực tế chính trị của thế giới Ả rập.

Thế hệ này là thế hệ đa nguyên, không nghi ngờ gì nữa vì nó cũng cá nhân chủ nghĩa hơn. Những nghiên cứu xã hội học cho thấy rằng thế hệ này được hưởng nền giáo dục tốt hơn thế thệ trước, sống trong khuôn khổ của gia đình hạt nhân, ít con cái hơn, nhưng đồng thời, nó phải đối diện với nạn thất nghiệp hay sống trong rối loạn của các tầng lớp xã hội. Thế hệ này được thông tin nhiều hơn, và thường có được cách thức tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện đại cho phép kết nối thành mạng lưới cá nhân này với cá nhân khác không cần phải qua trung gian của các đảng phái chính trị (cách nào đó bị cấm). Giới trẻ biết rằng những chế độ theo Hồi giáo đã trở thành những thể chế độc tài : họ không còn bị quyến rũ bởi Iran hay Ả rập Xê-út. Những người biểu tình ở Ai Cập rõ ràng là những người biểu tình ở Iran chống lại Ahmedinejad (vì các lý do tuyên truyền chế độ ở Téhéran giả vờ như ủng hộ phong trào ở Ai Cập, nhưng đây là cái giá phải trả của Moubarak). Họ có thể là những người có tin ngưỡng, nhưng tách lìa điều đó với những yêu sách chính trị : theo nghĩa này phong trào mang tính « thế tục », vì nó tách bạch khỏi tôn giáo với chính trị. Thực hành tôn giáo mang chiều kích cá nhân riêng tư.

Người ta biểu tình trước hết vì phẩm giá, vì « sự tôn trọng » : khẩu hiệu này xuất phát từ Algéria vào cuối những năm 1990. Những giá trị mà người ta đòi hỏi thì rất là phổ quát, rất chung. Nhưng nền dân chủ mà người ta đòi hỏi ngày hôm nay không còn là một sản phẩm nhập khẩu nữa : Đó hoàn toàn khác với đợt khuyến mãi dân chủ được tổng thống Bush thực hiện năm 2003, mà nó không thể đón nhận được vì nó không có bất cứ tính hợp pháp chính trị nào và được kết hợp với sự can thiệp quân sự. Một cách mâu thuẫn sự suy yếu của Hoa Kỳ ở Trung Cận Đông, và chủ nghĩa thực dụng trong hành chánh của Obama, ngày hôm nay cho phép một đòi hỏi tại chỗ nền dân chủ được diễn tả với tất cả tính hợp pháp của nó.

Người ta nói một cuộc nổi dậy không làm nên một cuộc cách mạng. Phong trào này không có những thủ lĩnh, không có các đảng chính trị và khép kín, điều này là hợp lý với bản chất của nó nhưng đặt ra vấn đề về thể chế hóa nền dân chủ. Chưa chắc sự biến mất của một thể chế độc tài lại tự động kéo theo sự áp dụng một nền dân chủ tự do, như Washington từng hy vọng cho Irak. Tại mỗi nước Ả rập, cũng như ở nơi khác, đều có một khung cảnh chính trị cũng phức tạp không kém và vốn bị che khuất bởi chế độ độc tài. Nên quả thực, tách khỏi những người theo Hồi giáo, và rất thường xuyên, những nghiệp đoàn (dù có yếu kém), không có điều gì to tát.

Những người theo Hồi giáo không biến mất nhưng thay đổi

Chúng ta gọi những người theo Hồi giáo là những người họ thấy nơi đạo Hồi một ý thức hệ chính trị nhằm giải quyết mọi vấn đề của xã hội. những người triệt để nhất đã rời bỏ sân khấu cho cuộc thánh chiến (jihad) ở tầm quốc tế và không còn hiện diện ở đó nữa : họ ở trong sa mạc với Al-Qaida vùng Bắc Phi Ả Rập hồi giáo (AQMI), tại Pakistan hay ở ngoại ô Luân Đôn. Họ không có cơ sở xã hội hay chính trị. Cuộc thánh chiến toàn cầu hoàn toàn tách biệt khỏi những phong trào xã hội và những cuộc đấu tranh ở tâm mức quốc gia. Dĩ nhiên cuộc tuyên truyền của Al-Qaida cố gắng giới thiệu phong trào này như tầng lớp tiên phong của cộng đồng hồi giáo chống lại áp bức từ phương Tây, nhưng điều này không ổn. Al-Qaida tuyển lựa những thanh niên làm chiến binh của cuộc thánh chiến không mang tính khủng bố (jihadistes dé-territorialisés), không cơ sở xã hội, hoàn toàn cắt bỏ khỏi thế giới xung quanh và gia đình của họ. Al-Qaida vẫn còn đóng kín trong cái logic của mình về « sự tuyên truyền bằng việc làm » và không bao giờ bận tâm đến việc xây dựng một cấu trúc chính trị giữa lòng các xã hội hồi giáo. Vì thế hành động của Al-Qaida diễn ra ở Phương Tây hay nhắm đến các mục đích được xem làm của Phương Tây, nên tác động của nó trong các xã hội thực sự là con số không.

Một ảo thị khác là liên kết sự hồi giáo hóa đông đảo mà các xã hội trong thế giới Ả rập đã từng được biết đến trong suốt ba mươi năm vừa qua, với sự triệt để hóa chính trị. Nếu các xã hội Ả rập hiển thị rõ rệt hơn những đặc tính Hồi giáo so với cách nay ba mươi hay bốn mươi năm, làm sao giải thích sự vắng mặt của các khẩu hiệu mang tính hồi giáo trong những cuộc biểu tình hiện nay ? Đó là mâu thuẫn của sự hồi giáo hóa : nó đã phi chính trị hóa rộng rãi đạo Hồi. Sự tái hồi giáo hóa xã hội và văn hóa (mang khăn che mặt, số lượng đền thờ, gia tăng những người giảng đạo, những kênh truyền hình tôn giáo) được thực hiện bên ngoài những chiến sỹ của đạo Hồi, nó cũng mở ra một « thị trường tôn giáo » mà không ai còn có độc quyền ; nó cũng đang ở trong giai đoạn với cuộc tìm kiếm mới vể tính tôn giáo nơi giới trẻ, mà nó mang tính cá nhân riêng tư hơn và cũng thay đổi hơn. Vắn gọn, những người theo hồi giáo đã đánh mất sự độc quyền trong lời nói tôn giáo trong không gian công cộng, mà họ có được trong những năm 1980.

Mặt khác, các thể chế độc tài (không có ở Tunisia) thường ưu ái cho một đạo hồi bảo thủ, hiển hiện nhưng ít mang tính chính trị, bị ám ảnh bởi sự kiểm soát những thuần phong mỹ tục. Mang khăn che mặt bị tầm thường hóa. Chủ nghĩa bảo thủ của Nhà Nước đang ở trong trong giai đoạn với ảnh hưởng gọi là « salafiste » nhấn mạnh đến việc hồi giáo hóa những cá nhân và không nhấn trên những phong trào xã hội. Tóm lại, cũng mâu thuẫn như điều có thể xảy ra, sự tái hồi giáo hóa đã kéo theo một sự tầm thường hóa và phi chính trị hóa người mang dấu tôn giáo : khi mọi thứ đều mang tính tôn giáo, thì chẳng còn chi là tôn giáo nữa. Điều này, chúng ta đã thấy ở Tây Phương, được nhận ra như một làn sóng xanh to lớn của sự hồi giáo hóa mà cuối cùng nó chỉ tương ứng với một sự tầm thường hóa : mọi thứ đều trở nên hồi giáo, từ thức ăn nhanh cho đến thời trang phụ nữ. Nhưng những hình thức sùng kính đạo đức cũng được cá nhân hóa : người ta được thiết lập đức tin của mình, người ta tìm kiếm người giảng đạo nói về sự hiện thực của đạo, như giáo sỹ người Ai cập Amr Khaled, và người ta không còn quan tâm đến tính không tưởng của Nhà nước Hồi giáo. Những « salafis » tập trung trên sự bảo vệ những dấu hiệu và những giá trị tôn giáo nhưng lại không có chương trình chính trị : họ vắng bóng khỏi cuộc tranh cãi nơi người ta không thấy phụ nữ choàng khăn burqa (trong khi có nhiều phụ nữ trong số những người biểu tình, ngay cả ở Ai Cập). Và rồi những dòng tư tưởng tôn giáo khác mà ta tin đã rút lui, như soufisme, lại triển nở mạnh mẽ. sự đa dạng hóa của tính tôn giáo cũng thoát khỏi khuôn khổ đạo Hồi, như ta thấy ở Algéria hay Iran, với làn sóng cải đạo sang Ki-tô giáo.

Một sai lầm khác là việc quan niệm những thể chế độc tài như là sự bảo vệ tính thế tục chống lại sự cuồng tín tôn giáo. Các chế độ tự trị không thế tục hóa những xã hội, mà trái lại, ngoại trừ Tunisia, họ thích ứng với việc tái hồi giáo hóa của một hình thức tân-chính-thống (néo-fondamentalisme) trong đó người ta nói đến việc áp dụng luật charia mà không đặt vấn đề về bản chất của Nhà Nước. Khắp nơi những oulamas và những cơ chế tôn giáo chính thức đã được Nhà Nước thuần hóa, khi tuân thủ một chủ nghỉa bảo thủ thần học lạnh lẽo. Tuy các giáo sỹ truyền thống, được đào tạo ở Al-Azhar, không còn trong trường hợp này, cũng không liên quan đến vấn đề chính trị, cũng chẳng liên can đến những môi nguy cơ lớn của xã hội. họ chẳng đóng góp gì cho các thế hệ mới mà những thế hệ này đang tìm kiếm những hình thức mới để sống niềm tin của họ trong một thế giới mở rộng hơn. Nhưng cũng trong hoàn cảnh đó, những người bảo thủ tôn giáo không còn đứng bên cạnh trong cuộc phản kháng của nhân dân.


Chìa khóa của sự thay đổi

Mohammed Badie, le guide suprême depuis janvier 2010 des Frères musulmans égyptiens, lors d'une conférence de presse le 30 mai 2010.

Mohammed Badie, lãnh đạo tối cao từ tháng giêng 2010 của Hội Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập, trong cuộc họp báo ngày 30/05/2010. AFP


Cuộc cách mạng này cũng đụng đến những phong trào chính trị Hồi giáo, mà chúng hiện thân dưới vòng ảnh hưởng của Hội Huynh đệ Hồi giáo và của những người bắt chước họ, như đảng Nahda ở Tunisia. Hội Huynh đệ Hồi giáo đã thay đổi rất nhiều. Điểm đầu tiên dĩ nhiên là kinh nghiệm thất bại, cũng như nơi thành công bề ngoài (cuộc cách mạng Hồi giáo Iran), cũng như trong thất bại (sự trấn áp khắp nơi chống lại họ). Thế hệ chiến sỹ mới đã rút ra bài học, cũng như những người cũ như Rachid Ghannouchi ở Tunisia. Họ hiểu rằng muốn nắm quyền tiếp sau cuộc cách mạng sẽ dẫn đến hoặc là một cuộc nội chiến, hoặc là chế độ độc tài ; trong cuộc đấu tranh của họ chống lại sự trấn áp họ tiến gần hơn đến những sức mạnh chính trị khác. Những người hiểu rõ xã hội riêng của họ, họ cũng biết cái ít ỏi trong trọng lực của ý thức hệ. Họ cũng đã rút ra những bài học từ mô hình của người Thổ : Erdogan và đảng AK đã hòa giải dân chủ, chiến thắng qua việc bầu cử, phát triển kinh tế, độc lập quốc gia và thúc đầy những giá trị nếu không là Hồi giáo, thì chí ít « cũng mang tính chính thống ».

Nhưng nhất là Hội Huynh đệ Hồi giáo không còn là những người mang đến một hình mẫu kinh tế hay xã hội. Họ đã trở thành những người bảo thủ về mặt phong hóa, và cấp tiến về mặt kinh tế. Và không còn nghi ngờ gì nữa diễn tiến đáng chú ý nhất : vào những năm 1980, những người theo Hồi giáo (nhất là người Chi’ites) định bảo vệ những lợi ích của các tầng lớp bị áp bức và khuyến khích nhà nước hóa kinh tế và tái phân chia sự giàu có. Ngày nay, Hội Huynh đệ Hồi giáo Ai Cập đã tán thành cuộc phản cải cách ruộng đất do Moubarak tiến hành, cuộc cải cách này hệ tại ở việc trao lại cho người chủ sở hữu đất đai quyền gia tăng hợp đồng thuê mướn và xa thải những người thuê mướn đất của họ. Cho dù là những người theo Hồi giáo không còn hiện diện trong các phong trào xã hội làm lung lay đồng bằng sông Nil, nơi người ta thấy sự trở lại của « cánh tả », tức là những thành viên của các nghiệp đoàn.

Nhưng sự tư sản hóa của những người theo Hồi giáo cũng là quân chủ bài cho nền dân chủ : nước cờ sai trên lá bài cách mạng hồi giáo, nó đã thúc đẩy họ đến việc hòa giải, thỏa hiệp và liên minh với những lực lượng chính trị khác. Vấn đề của ngày hôm nay không còn là biết rằng những chính thể độc tài là thành lũy tốt nhất chống lại hồi giáo hay không. Những người theo hồi giáo đã trở thành những tác giả của trò chơi dân chủ. Dĩ nhiên họ sẽ ảnh hưởng trong chiều hướng kiểm soát nhiều hơn những phong tục, nhưng sai lầm khi áp dụng một bộ máy trấn áp như ở Iran, hay một hệ thống cảnh sát tôn giáo như ở Ả rập Xê-út, họ sẽ phải tạo ra với đòi hỏi của tự do mà nó không chỉ dừng lại ở quyền bầu ra một quốc hội. vắn hay dài, những người theo hồi giáo sẽ phải xác định căn tính cho trào lưu salafiste hay bảo thủ truyền thống, cũng như đánh mất đi yêu sách của họ suy nghĩ về đạo hồi trong thời hiện đại, hay họ phải nỗ lực để suy nghĩ lại khái niệm của họ về những mối tương quan giữa tôn giáo và chính trị.

Hội Huynh đệ Hồi giáo hơn nữa sẽ là chìa khóa của sự thay đổi hơn thế hệ nổi loạn ít tìm kiếm xây dựng về mặt chính trị. Họ dừng lại ở cuộc nổi dậy phản kháng, mà không loan báo một hình thức chế độ mới. Mặt khác, những xã hội Ả rập vẫn còn bảo thủ ; các tầng lớp trung lưu đã phát triển tiếp theo những sự tự do hóa kinh tế muốn sự ổn định chính trị : trên hết họ phản kháng chống lại bản chất ăn cướp của những chế độ độc tài, mà nó gần giống với xung động ăn cắp trong chế độ ở Tunisia. So sánh giữa Tunisia và Ai Cập thì rõ. Ở Tunisia, cánh của Ben Ali đã làm suy yếu tất cả những liên minh tiềm năng của nó, bằng việc từ chối chia sẻ không chỉ quyền hành nhưng nhất là sự giàu có : tầng lớp của những doanh gia đã bị đúng theo nghĩa đen lừa đảo thường xuyên bởi gia đình, và quân đội đã không chỉ để cho bị việt vị trên bình diện chính trị, nhưng nhất là ngoài sự phân chia sự giàu có : quân đội Tunisia thì nghèo ; nó không có ngay cả lợi ích hợp tác để có một chế độ dân chủ mà nó sẽ bảo đảm một ngân sách cao hơn.

Trái lại tại Ai Cập chế độ có một nền tảng xã hội rộng rãi hơn, quân đội được kết hợp không chỉ với quyền lực mà còn với việc quản trị kinh tế và lợi nhuận của nó. Đòi hỏi dân chủ sẽ vấp phải ở khắp nơi trong thế giới ả rập sự bén rễ về mặt xã hội của những hệ thống gây ảnh hưởng chính trị bằng đường lối mỵ dân (clientélisme) của mỗi chế độ. Ở đây có một chiều kích nhân học rất lý thú : đòi hỏi dân chủ phải chăng có khả năng vượt qua những hệ thống phức tạp của lòng trung thành và của sự thuộc về những đoàn thể xã hội trung gian (phải nói đến quân đội, đoàn thể, bộ tộc, những ngưởi ủng hộ chính trị, v.v…). Đâu là khả năng của chế độ để tác động trên những lòng trung thành truyền thống (các gia đình người Bédouins ở Jourdanie, các bộ lạc ở Yémen) ? Làm sao những nhóm xã hội này có thể hay không kết nối với đòi hỏi của dân chủ và trở thành những tác giả ? Làm sao sự quy chiếu tôn giáo thay đổi khác đi và thích ứng với những tình trạng mới ? Tiến trình này sẽ lâu dài và hỗn độn, nhưng một điều chắc chắn : chúng ta không còn ở trong sự ngoại lệ ả rập hồi giáo. Những sự kiện hiện nay phản ánh một sự thay đổi sâu sắc của các xã hội trong thế giới ả rập. Những sự thay đổi này đã diễn ra từ lâu rồi, nhưng chúng bị che phủ bởi những lời sáo rỗng bền bỉ mà Tây Phương bám víu vào Trung Đông.

Cách nay 20 năm, tôi đã xuất bản cuốn sách tựa đề L’Echec de l’islam politique (Sự thất bại của đạo hồi chính trị). Cuốn sách có được đọc hay không không quan trọng, nhưng điều đang xảy ra ngày hôm nay cho thấy rằng những tác giả địa phương, chính họ, đã rút ra những bài học từ chính lịch sử của riêng họ. Chúng ta không kết thúc với hồi giáo, chắc chắn, và nền dân chủ tự do không phải là « sự kết thúc của lịch sử », nhưng từ này phải nghĩ đến hồi giáo trong khuôn khổ của quá trình tự trị của họ so với một nền văn hóa gọi là « ả rập hồi giáo » mà ngày nay cũng như trong quá khứ không còn đóng khung trên chính nó.

Olivier Roy, giáo sư và giám đốc chương trình Địa Trung Hải của Viện đại học Âu châu ở Florence (Italia)

LEMONDE.FR | 12.02.11

Aucun commentaire: