Chân dung đời thường
Đồng Khởi, con đường tình tự, hoa lệ của một Sài Gòn thượng lưu, hội nhập và cũng là con đường của những phận người nhập cư lam lũ mưu sinh
Những người chuyên chở dừa từ Bến Tre lên Sài Gòn bỏ mối ở bến Bạch Đằng vẫn gọi người đàn bà vô danh này bằng cái tên gắn với con đường sang nhất Sài Gòn: “bà Vải Đồng Khởi”.
Bà Vải, tên đầy đủ là Lê Thị Vải, năm nay 67 tuổi, quê Gò Công, Tiền Giang. Mười năm trước, khi đời sống ruộng rẫy đồng đất ở quê khó khăn, bà Vải quẩy đôi gióng, đòn gánh và lận lưng ít vốn lên Sài Gòn mưu sinh, nuôi bảy đứa con đang tuổi lớn. Mười năm qua, con đường Đồng Khởi thay đổi nhiều: nhiều cao ốc, siêu thị, cửa hiệu mọc lên, vỉa hè lát gạch tươm tất… nhưng bước chân nhỏ nhắn và dáng người đàn bà đồng bằng lam lũ trong bộ bà ba và giọng chào mời trên gánh dừa tươi có lẽ một ngày như mọi ngày.
Bà Vải thuê một phòng trọ ở quận 2, giá 350 ngàn đồng/tháng làm chỗ đặt lưng khi đêm về. Một ngày của bà Vải bắt đầu từ khi bảy giờ sáng: qua phà Thủ Thiêm, đến bến Bạch Đằng mua vài chục dừa tươi và bắt đầu đi mời mọc du khách trên con đường trung tâm này, từ trước khách sạn Majestic đến cửa hiệu Louis Vuitton, có khi chần chừ trước cửa hiệu cà phê Givral sang trọng rồi theo một du khách chuyện trò mãi đến góc vỉa hè Highlands đối diện nhà thờ Đức Bà. Đòn gánh nặng cong trên bờ vai gầy nghiêng. Và nụ cười người đàn bà Gò Công vẫn sáng hồn hậu trên khuôn mặt tảo tần chốn phố thị.
Bà Vải, tên đầy đủ là Lê Thị Vải, năm nay 67 tuổi, quê Gò Công, Tiền Giang. Mười năm trước, khi đời sống ruộng rẫy đồng đất ở quê khó khăn, bà Vải quẩy đôi gióng, đòn gánh và lận lưng ít vốn lên Sài Gòn mưu sinh, nuôi bảy đứa con đang tuổi lớn. Mười năm qua, con đường Đồng Khởi thay đổi nhiều: nhiều cao ốc, siêu thị, cửa hiệu mọc lên, vỉa hè lát gạch tươm tất… nhưng bước chân nhỏ nhắn và dáng người đàn bà đồng bằng lam lũ trong bộ bà ba và giọng chào mời trên gánh dừa tươi có lẽ một ngày như mọi ngày.
Bà Vải thuê một phòng trọ ở quận 2, giá 350 ngàn đồng/tháng làm chỗ đặt lưng khi đêm về. Một ngày của bà Vải bắt đầu từ khi bảy giờ sáng: qua phà Thủ Thiêm, đến bến Bạch Đằng mua vài chục dừa tươi và bắt đầu đi mời mọc du khách trên con đường trung tâm này, từ trước khách sạn Majestic đến cửa hiệu Louis Vuitton, có khi chần chừ trước cửa hiệu cà phê Givral sang trọng rồi theo một du khách chuyện trò mãi đến góc vỉa hè Highlands đối diện nhà thờ Đức Bà. Đòn gánh nặng cong trên bờ vai gầy nghiêng. Và nụ cười người đàn bà Gò Công vẫn sáng hồn hậu trên khuôn mặt tảo tần chốn phố thị.
“Dừa mua giá gốc sáu ngàn đồng một trái, bán lại mười ngàn đồng. Mỗi ngày cũng bán được sáu, bảy trái. Có hôm bị công an dẹp, mất cả quang gánh. Bán vậy người ta đuổi là đúng rồi. Nhưng không thì biết làm gì sống. Nhờ bán vậy mà tui nuôi được bảy đứa con, đứa nào cũng có vợ có chồng hết rồi !” Bà nói. Và bẻ đôi trái bắp luộc mời tôi ăn. “Bây giờ ngày càng già, gánh đi mệt hơn ngày trước. Mau đói bụng lắm. Ăn vậy là xong buổi tối luôn đó. Bây giờ già yếu, gặp công an đuổi bắt cũng chỉ biết năn nỉ, chạy không nổi nữa …”.
Mười năm, rong ruổi gánh hàng bám theo, mời mọc theo những nhóm du khách, kinh nghiệm của bà học được để bán hàng là một mớ “tiếng ngoại” mà những người bán hàng rong thường “mách miệng” nhau: thanh-kìu (thank you), “co-nút đi sơ” (coconut, sir?)... “Bí quá thì chỉ chỉ, chọc chọc riết họ cũng hiểu à !”, bà nói.
Gánh hàng của bà đặt trước cửa hiệu Louis Vuitton suốt một buổi chiều, bà Vải chỉ bán được mỗi một trái dừa cho ông khách nhiều chuyện. Khi ánh đèn từ những cửa hiệu và nhà hát lớn sáng lên cũng là lúc bà liêu xiêu gánh hàng đi về phía những công viên tối. Ban ngày thì bán hàng cho khách du lịch, đêm xuống lại đi rảo bán cho mấy cặp bồ bịch đứng “nặn tượng” ở các công viên.
Một ngày của bà Vải kết thúc vào lúc 10 giờ tối; dưới đèn khuya, người ta thấy cái bóng dáng kham khổ của bà tất tả chạy về bến Bạch Đằng, để kịp chuyến phà khuya về quận 2. Giờ ấy, nhiều cửa hiệu sang trọng trên con phố Đồng Khởi cũng bắt đầu đóng cửa.
Gánh hàng của bà đặt trước cửa hiệu Louis Vuitton suốt một buổi chiều, bà Vải chỉ bán được mỗi một trái dừa cho ông khách nhiều chuyện. Khi ánh đèn từ những cửa hiệu và nhà hát lớn sáng lên cũng là lúc bà liêu xiêu gánh hàng đi về phía những công viên tối. Ban ngày thì bán hàng cho khách du lịch, đêm xuống lại đi rảo bán cho mấy cặp bồ bịch đứng “nặn tượng” ở các công viên.
Một ngày của bà Vải kết thúc vào lúc 10 giờ tối; dưới đèn khuya, người ta thấy cái bóng dáng kham khổ của bà tất tả chạy về bến Bạch Đằng, để kịp chuyến phà khuya về quận 2. Giờ ấy, nhiều cửa hiệu sang trọng trên con phố Đồng Khởi cũng bắt đầu đóng cửa.
bài và ảnh Nguyễn Vĩnh Nguyên
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire