Hôm thứ sáu 11 tháng hai, với sự an ủi lớn lao và với tình cảm được sống ở khúc quanh lịch sử trọng đại đối với tương lai của toàn vùng và của thế giới, Nhà Trắng đã đón nhận sự ra đi của con người là cột trụ vững chắc nhất của chính trường Trung Cận Đông của Hoa Kỳ từ ba mươi năm qua. « Ai Cập không bao giờ như thế nữa » vì nhân dân đã lên tiếng và « đòi hỏi một nền dân chủ đích thực », Barack Obama tuyên bố trong thông điệp nồng nhiệt, được truyền trực tiếp trên truyền hình Ai Cập, ca ngợi lòng can đảm của những người biểu tình và vai trò bảo vệ mà giới quân sự nắm giữ. « Quân đội phải bảo đảm một sự chuyển đổi dân chủ đáng tin cậy », « khi sửa đổi Hiến Pháp », trong khi bãi bỏ tình trạng khẩn cấp và tổ chức những « cuộc bầu cử công bằng và tự do », Tổng thống còn thêm, khi hứa rằng Hoa Kỳ sẽ ở « bên cạnh nhân dân Ai Cập » trong « những ngày khó khăn » của sự chuyển đổi. Trong khi ca ngợi tính « ôn hòa » của cuộc phản kháng mà nó chứng tỏ rằng « sự bất-bạo-động và không với khủng bố » cho thấy « cơ hội tốt nhất của sự thay đổi quỹ đạo của Lịch sử hướng nhiều hơn đến sự công bằng », người đứng đầu Nước Mỹ ám chỉ rằng việc dân chủ hóa ở Ai Cập sẽ là thuốc giải độc tốt nhất trước những kẻ theo hồi giáo cực đoan.
Vai trò chính yếu mà quân đội sắp thủ diễn, từ nay gánh vác sự chuyển đổi, khiến cho Washington nghĩ rằng Hoa Kỳ có cơ hội thực sự để ảnh hưởng đến tiến trình này, vì mối liên hệ ưu tiên với các tướng lãnh ở Cairô. Ít là ta có thể nói rằng kết quả, xét từ nhiều ngày qua, không phải không đột biết. Cho đến tối thứ năm, Barack Obama đã chịu sự thất vọng sau khi gần như đã thông báo, bởi miệng của ông chủ CIA, rằng tổng thống Moubarak sắp ra đi, để cuối cùng được cải chính bởi chính ông hoàng cao tuổi người ả rập này.
Thời cơ cho nền dân chủ
Tổng thống Mỹ phải chăng định ra tay cam kết chặt chẽ hơn với đồng minh của mình ? Dù gì thì cái mũi của Moubarak đã gây nên những vấn đề cho Nhà Trắng, nhất là về vai trò nổi cộm của các cơ quan tình báo của Mỹ. Bị trật chìa bởi sự cứng đầu của Moubarak, tối thứ năm Obama phải công bố thông điệp cương quyết, kêu gọi giới cầm quyền Ai Cập thực hiện nhiều hơn nữa.
Phải chăng sự chần chừ này đã kết thúc bằng cuộc chơi ? Chắc chắn ở chừng mực nào đó, ngay cả các chuyên gia nhìn nhận rằng chính đường phố Ai Cập, và chỉ có đường phố, mới có lý do cho sự tồn tại của chính quyền này. Nhưng ra như người Mỹ có vẻ bị thuyết phục rằng sự ra đi của tổng thống mới mở ra thời cơ chín muồi cho sự dân chủ hóa của thế giới Ả Rập. Mặc dù chẳng có gì để chơi.
18 ngày vừa qua thật là khó khăn cho những nhà lãnh đạo Mỹ, phải cố gắng đánh giá lại những nền tảng căn bản trong chính sách của họ đối với Ai Cập. các tín đồ của « sự ổn định » của chính phủ nhằm bảo đảm cho những lợi ích chiến lược của họ, đã kết thúc bằng việc nhận thức, tuy có muộn màng, rằng điều này không còn được bảo đảm bởi Moubarak. Nên đã bắt đầu một nước cờ chần chừ, khi nhắm đến việc chứng minh sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho phong trào dân chủ ở Cairô, trong khi vẫn cùng lúc chơi lá bài chuyển tiếp tiệm tiến, do quân đội điều khiển. nước cờ khép này đã tố cáo Nền Hành chánh bị phê bình về mọi mặt. đồng minh Do Thái của Mỹ và các đối tác Ả rập của Mỹ, cùng múa trên ngọn núi lửa của những cơn giận dữ của người nhân, đã lên án sự bỏ rơi quá rõ ràng của Moubarak, trong khi nhiều chuyên gia đánh giá ngược lại sự ủng hộ quá thận trọng của Obama đối với các người phản kháng. Nhưng xét cho cùng, sức mạnh là ghi nhận rằng Nhà Trắng không ở trong tư thế quá xấu, trong khi một thời kỳ mới rất không chắc chắn đang mở ra. Những mối quan hệ chặt chẽ mà Lầu Năm Góc duy trì với vị tổng tư lệnh quân đội, Sami Annan, đặt giả thiết cho sự gần gũi của giới quân đội Mỹ hơn so với các tướng lĩnh cao tuổi của Ai Cập vốn được đào tạo ở Liên xô cũ, cho thấy « quân bài chủ không thể chối cãi », chuyên gia quốc phòng Andrew Exxum ghi nhận.
Ván bài không phải không còn ít những nguy cơ, các ý định thực sự của giới quân sự vẫn còn chưa chắc chắn. quân đội phải chăng đang giữ vai trò người tạo điều kiện dễ dàng cho dân chủ ? Hay họ đang có ý định thu tóm quyền lực ? Chuyên gia về quân đội Ai Cập, Joshua Stacher, mới đây ghi nhận trong tạp chí Foreign Affairs rằng giới quân sự, thành phần chủ chốt của hệ thống trước đây, không hiển nhiên đi theo hướng dân chủ hóa đích thực. không nên đánh giá thấp sự bền vững của các chế độ tự trị, ông giải thích. « Ta biết rằng các cuộc cách mạng có thể ăn tưới nuốt sống con cái của nó », Cựu giám đốc CIA, James Woolsey, thứ sáu này đã nói quá khi gợi lại các cuộc cách mạng Pháp, Nga và Iran.
Laure Mandeville
Lefigaro.fr 11/02/2011
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire