Những phản ứng có chiều gay gắt của ông Đoàn Duy Thành-Bí thư Thành ủy Hải Phòng và ông Nguyễn Văn An-Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã nhận được sự ủng hộ của trung ương.
Đang lúc bối rối, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu ông Nguyễn Văn An: Gặp ông Đoàn Duy Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng để tham khảo ý kiến. Nếu bên ông Thành triển khai thì sẽ liệu, mà nếu ông ấy chưa làm thì mình cũng không nên vội.
Mua hàng theo tem phiếu thời bao cấp
Kiên quyết đấu tranh
Đối với ông Đoàn Duy Thành, ông An rất có tình cảm. Tuy cùng là bí thư nhưng ông Thành lớn tuổi, thuộc thế hệ đàn anh, là người có trình độ nên ông An kính trọng và ngưỡng mộ. Mỗi khi có việc gì hệ trọng, ông An thường trao đổi với ông Thành và ngược lại, ông Thành vẫn thường bàn bạc với ông An.
Ngay sáng hôm sau, ông An gọi chủ tịch tỉnh cùng đi Hải Phòng tìm ông Thành. “Có lẽ cùng suy nghĩ nên khi tôi đến Hải Phòng đã thấy ông Thành chờ sẵn” - ông An kể.
“Tôi hỏi vì sao Hải Phòng chưa thấy triển khai Chỉ thị Z30, ông Thành có nói rằng Hải Phòng chưa làm bởi còn đang chờ chỉ thị chính thức của Ban Bí thư hoặc của bên Chính phủ. Rồi ông ấy phân tích về mặt pháp lý, từ trước đến nay không có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định tịch thu tài sản bằng quyết định hành chính cả. Còn về tình, cuộc sống của nhân dân hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thậm chí là khổ cực. Việc tích cóp được chút tiền làm nhà, làm cửa không dễ dàng gì. Nay tịch thu thì người dân ở đâu?... Vì cũng có suy nghĩ giống như ông Thành nên chúng tôi nhanh chóng đi đến nhất trí là phải chờ chỉ đạo chính thức bằng văn bản của trung ương chứ không thể chỉ đạo miệng”.
- Nghe nói ngay khi đó bác đã cho đốt các quyết định tịch thu nhà những gia đình thuộc diện bị tịch thu tài sản? - tôi hỏi.
- Chuyện ấy là có thật. Tôi cho đốt vì không muốn nghĩ ngợi gì về nó nữa.
- Còn chuyện tháng 6 năm đó (6-1983), ông Thành đem việc này ra phát biểu tại một kỳ họp của trung ương? Tôi hỏi ông An.
- Tháng mấy thì tôi không nhớ rõ, chỉ nhớ khoảng giữa năm, Trung ương tổ chức hội nghị. Ông Thành đã nói liền hai tiếng đồng hồ về những sai lầm của Chỉ thị Z30. Ông ấy cho rằng đó là chỉ thị sai lầm, là trái pháp luật và thiếu đạo lý. Ông ấy nói rất găng về những điều chúng tôi đã bàn với nhau từ trước. Ông ấy thống thiết rằng đã trực tiếp xem tịch thu ba căn nhà ở Hà Nội, rồi ông hỏi: “Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Người cộng sản là phải hy sinh suốt đời vì nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Khi làm bí thư Quận ủy Ngô Quyền, tôi đã nói với người dân rằng kháng chiến thắng lợi, bà con sẽ hết cảnh nghèo khổ, không còn phải chui rúc trong cái nhà tranh, vách đất dột nát mà sẽ ở nhà xây to đẹp... Nay dân xây, ta lại tịch thu thử hỏi làm sao được...”.
Thở phào
Ông An chợt ngừng kể, đôi mắt dõi ra ngoài cửa sổ. Tôi hiểu rằng ông đang xúc động mạnh. Chờ một lát, tôi hỏi :
- Khi ông Thành nói thế, bác có lo không?
- Lo chứ! Tôi liếc nhìn sang chỗ Tổng Bí thư Lê Duẩn và Phó Thủ tướng Phạm Hùng, thấy cả hai ông đều nghe rất chăm chú và có chiều đăm chiêu lắm. Đến đoạn ông Thành yêu cầu khi nào có ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ thì sẽ thi hành nghiêm túc, còn điện thoại nhắc nhở “theo Hà Nội mà làm” thì ông ấy không làm và xin chịu trách nhiệm trước Đảng. Tôi thấy Phó Thủ tướng Phạm Hùng hườm hườm vài cái, cười rồi nói: “Sáng tạo, rất sáng tạo. Tôi ủng hộ ý kiến của anh Thành”. Mấy phút im lặng nặng nề trôi qua, Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng dậy, hỏi có ý kiến nào phân tích đạo lý hơn thì phát biểu, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm và không ngờ việc làm của mình những ngày qua lại được lãnh đạo và nhiều đồng chí trong Trung ương ủng hộ mạnh mẽ thế.
“Tôi nhắc lại không chỉ để làm một bài học kinh nghiệm mà để khẳng định thành tựu của đổi mới. Hơn hai mươi lăm năm qua, chúng ta đã đi một quãng đường dài, rất dài, đặc biệt là tinh thần thượng tôn pháp luật. Bây giờ, muốn tịch thu của người dân dù chỉ là cái chòi lá cũng phải có tòa án. Thế mà ngày ấy, tịch thu cả một gia sản của người ta mà chỉ thông qua kiểm tra hành chính. Điều lạ kỳ là không hiểu sao ngày ấy người ta cứ nói mập mờ “Cái này bí mật, không phổ biến rộng, cứ triển khai theo ý của trên...”: Sau này tôi được biết thì hình như ông bộ trưởng Nội vụ (Bộ Công an) khi đó cũng không biết gì về vụ việc này. Cũng may chứ nếu ngày đó Hải Phòng và Nam Định cùng làm, rồi sẽ lan ra cả nước thì sự thể không biết sẽ ra sao.
- Nhưng những người trong danh sách có giàu thật không?
- Có giàu có gì đâu!
Cả thành phố Nam Định ngày đó còn nghèo lắm, của cải có được là bao nhiêu. Những cái nhà nằm trong danh sách bị tịch thu ấy nó bé tẹo như cái chuồng chim thôi.
“Nếu như trong số họ có những người có được tài sản do bất minh? Tài sản có bất minh hay không thì anh phải điều tra để chứng minh mà chưa chứng minh hoặc không chứng minh được thì không thể kết luận. Pháp luật là chứng cứ chứ không phải tin hay không tin” - ông An bộc bạch.
- Nghe nói ngày ấy bác cũng bị quy chụp là hữu khuynh?
- Có chuyện đó đấy. Nguy hại nhất là có người coi Chỉ thị Z30 như là biện pháp trong đấu tranh giai cấp, chống bọn tham nhũng. Chống tham nhũng cũng phải dựa trên luật pháp chứ!
- Giả sử như lúc đó có văn bản chỉ đạo của trên, bác có làm không?
- Nếu trên đã quyết, đương nhiên tôi phải chấp hành. Đó là một nguyên tắc. Nguyên tắc chấp hành pháp luật, nguyên tắc cấp dưới phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Chấp hành nhưng tôi sẽ có ý kiến. Cấp trên ra lệnh, anh không làm không được nhưng làm mà thiếu trách nhiệm cũng không được. Anh phải có trách nhiệm với trên và cả với dân.
Câu chuyện về Z30 khép lại như một chuyện cổ tích có hậu và cũng để lại một bài học xương máu tuy giản dị nhưng lại hệ trọng và cũng rất thời sự: Mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Một chân lý giản dị nhưng không phải bao giờ và lúc nào chúng ta cũng thực hiện được. Nghĩ về chuyện này, tôi cứ băn khoăn tự hỏi nếu ngày đó không có những người như ông An, ông Thành cùng sự sáng suốt của cố Phó Thủ tướng Phạm Hùng, đặc biệt là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn thì không hiểu sự thể sẽ đi đến đâu?
- Nhưng những người trong danh sách có giàu thật không?
- Có giàu có gì đâu!
Cả thành phố Nam Định ngày đó còn nghèo lắm, của cải có được là bao nhiêu. Những cái nhà nằm trong danh sách bị tịch thu ấy nó bé tẹo như cái chuồng chim thôi.
“Nếu như trong số họ có những người có được tài sản do bất minh? Tài sản có bất minh hay không thì anh phải điều tra để chứng minh mà chưa chứng minh hoặc không chứng minh được thì không thể kết luận. Pháp luật là chứng cứ chứ không phải tin hay không tin” - ông An bộc bạch.
- Nghe nói ngày ấy bác cũng bị quy chụp là hữu khuynh?
- Có chuyện đó đấy. Nguy hại nhất là có người coi Chỉ thị Z30 như là biện pháp trong đấu tranh giai cấp, chống bọn tham nhũng. Chống tham nhũng cũng phải dựa trên luật pháp chứ!
- Giả sử như lúc đó có văn bản chỉ đạo của trên, bác có làm không?
- Nếu trên đã quyết, đương nhiên tôi phải chấp hành. Đó là một nguyên tắc. Nguyên tắc chấp hành pháp luật, nguyên tắc cấp dưới phải chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Chấp hành nhưng tôi sẽ có ý kiến. Cấp trên ra lệnh, anh không làm không được nhưng làm mà thiếu trách nhiệm cũng không được. Anh phải có trách nhiệm với trên và cả với dân.
Câu chuyện về Z30 khép lại như một chuyện cổ tích có hậu và cũng để lại một bài học xương máu tuy giản dị nhưng lại hệ trọng và cũng rất thời sự: Mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Một chân lý giản dị nhưng không phải bao giờ và lúc nào chúng ta cũng thực hiện được. Nghĩ về chuyện này, tôi cứ băn khoăn tự hỏi nếu ngày đó không có những người như ông An, ông Thành cùng sự sáng suốt của cố Phó Thủ tướng Phạm Hùng, đặc biệt là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn thì không hiểu sự thể sẽ đi đến đâu?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire